thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Đã không dưới chục lần tôi đến với cao nguyên đá Đồng Văn (thuộc tỉnh Hà Giang), nhưng chưa bao giờ thôi hết đam mê với mảnh đất này. Bởi tất cả đều giống như một thứ “bùa yêu” khiến lòng người mê mẩn. Và đó cũng chính là lí do, cứ mỗi độ xuân về, những kẻ ham đi như chúng tôi lại lái xe vượt hàng trăm cây số để đến với nơi đây. Đến để được len lỏi giữa đá và đá, để được thử tay lái trên những con đường hiểm trở nhưng đẹp mê hồn.
Chúng tôi đi giữa một bên là núi đá, một bên là vực sâu lởm chởm, khó mà hình dung ra đấy lại là một con đường. Xuyên qua cao nguyên đá, thỉnh thoảng mới gặp một nóc nhà. Nhà cheo leo giữa vách núi, dựa vào núi và được bao quanh bởi những hàng rào đá xếp uốn lượn một cách khéo léo.
Thật ngạc nhiên là ở một nơi chỉ có đá và đá, khô cằn và cô quạnh, thế nhưng nhiều dân tộc thiểu số vẫn gắn mình với mảnh đất này. Người ta vẫn nhìn thấy sự sống qua những ngọn ngô xanh mướt, qua những ruộng cải chỉ vài m2 trồng xen với đá.
Có nhiều thứ gắn bó với cuộc sống của người Mông, nhưng với đá thì hình như có một cái gì đó thật đặc biệt. Họ gần gũi với đá, làm bạn với đá. Ra khỏi nhà, đi chợ, đi nương, đi lên rừng, đi gùi nước, đi phơi sợi lanh cũng đều được gần đá. Đá còn cho con người cái ăn nuôi dưỡng sự sống, con người trồng cấy trên đá, hạt lúa hạt bắp nẩy mầm trên đá. Cái nương của người Mông luôn thấp thoáng bóng dáng của đá. Có cái nương ít đất quá hạt bắp không lên được con người lấy đá xếp quây lấy đất, hoặc gùi đất từ chân núi lên thả vào từng hốc đá làm thành nương trồng ngô.
Ở cái nơi thiếu đất, thiếu nước. Ở cái nơi cuộc sống khó khăn như thế nhưng mùa xuân vẫn không quên về. Xuân về khiến màu xám của đá lại bị khuất dần cho đủ thứ sắc màu vươn dậy. Đá xám nâng đỡ cho màu hoa rực rỡ, những khe núi tạo ra những vạt đất để cây đào, cây mận đâm rễ, nảy chồi, vạt cải xanh tươi bật hoa vàng khắp chốn.
Có lẽ khí hậu quá rét vào mùa đông đã ấp ủ dồn nén để các loài thực vật bừng dậy khi mùa xuân đến, nàng tiên hoa không ngủ quên trong lâu đài đá khi thời tiết ấm dần, mưa phùn trải xuống.
Vào dịp mùa xuân (thường sau Tết Nguyên đán), hoa đào mới thật sự rực rỡ. Trải dài trên những con đường vườn tược của Đồng Văn đâu đâu cũng gặp hoa đào hồng tươi, hoa mận trắng tinh, hoa cải vàng rực.
[/i]
Một cây đào cổ thụ đẹp như một cây đào thế vươn lên từ một mỏm đá, từ trong bức tường quây đá trong vườn ta tưởng như một chậu bon - sai đón xuân của người thành thị mất nhiều triệu đồng mới có thì ở đây lại là sự tồn tại của tự nhiên. Một chiếc cổng nhà, cành đào uốn cong buông rủ đầy hoa như cái cổng nhân tạo được giăng hoa giấy ở các tiệc cưới của Hà Nội. Sân trường học cũng rợp bóng đào, ở đó có các em học sinh dân tộc người Mông... trong váy áo rực rỡ sắc màu.
Trong làn sương mù, gió bấc, bên cửa sổ của ngôi nhà có tường trình bằng đất, những gương mặt người Mông căng hồng vì giá rét vẫn không thiếu nụ cười. Họ cứ như là những cây đào, cây mận, cây lê… nhọc nhằn mọc lên từ núi đá, để rồi tỏa hương sắc làm nơi đây ngập tràn sức sống mỗi dịp xuân về.
Một số hình ảnh của chuyến đi
[/i]
Hà An (TTTĐ)Ảnh: Lê Thắng
Chúng tôi đi giữa một bên là núi đá, một bên là vực sâu lởm chởm, khó mà hình dung ra đấy lại là một con đường. Xuyên qua cao nguyên đá, thỉnh thoảng mới gặp một nóc nhà. Nhà cheo leo giữa vách núi, dựa vào núi và được bao quanh bởi những hàng rào đá xếp uốn lượn một cách khéo léo.
Thật ngạc nhiên là ở một nơi chỉ có đá và đá, khô cằn và cô quạnh, thế nhưng nhiều dân tộc thiểu số vẫn gắn mình với mảnh đất này. Người ta vẫn nhìn thấy sự sống qua những ngọn ngô xanh mướt, qua những ruộng cải chỉ vài m2 trồng xen với đá.
Có nhiều thứ gắn bó với cuộc sống của người Mông, nhưng với đá thì hình như có một cái gì đó thật đặc biệt. Họ gần gũi với đá, làm bạn với đá. Ra khỏi nhà, đi chợ, đi nương, đi lên rừng, đi gùi nước, đi phơi sợi lanh cũng đều được gần đá. Đá còn cho con người cái ăn nuôi dưỡng sự sống, con người trồng cấy trên đá, hạt lúa hạt bắp nẩy mầm trên đá. Cái nương của người Mông luôn thấp thoáng bóng dáng của đá. Có cái nương ít đất quá hạt bắp không lên được con người lấy đá xếp quây lấy đất, hoặc gùi đất từ chân núi lên thả vào từng hốc đá làm thành nương trồng ngô.
Ở cái nơi thiếu đất, thiếu nước. Ở cái nơi cuộc sống khó khăn như thế nhưng mùa xuân vẫn không quên về. Xuân về khiến màu xám của đá lại bị khuất dần cho đủ thứ sắc màu vươn dậy. Đá xám nâng đỡ cho màu hoa rực rỡ, những khe núi tạo ra những vạt đất để cây đào, cây mận đâm rễ, nảy chồi, vạt cải xanh tươi bật hoa vàng khắp chốn.
Có lẽ khí hậu quá rét vào mùa đông đã ấp ủ dồn nén để các loài thực vật bừng dậy khi mùa xuân đến, nàng tiên hoa không ngủ quên trong lâu đài đá khi thời tiết ấm dần, mưa phùn trải xuống.
Vào dịp mùa xuân (thường sau Tết Nguyên đán), hoa đào mới thật sự rực rỡ. Trải dài trên những con đường vườn tược của Đồng Văn đâu đâu cũng gặp hoa đào hồng tươi, hoa mận trắng tinh, hoa cải vàng rực.
[/i]
Một cây đào cổ thụ đẹp như một cây đào thế vươn lên từ một mỏm đá, từ trong bức tường quây đá trong vườn ta tưởng như một chậu bon - sai đón xuân của người thành thị mất nhiều triệu đồng mới có thì ở đây lại là sự tồn tại của tự nhiên. Một chiếc cổng nhà, cành đào uốn cong buông rủ đầy hoa như cái cổng nhân tạo được giăng hoa giấy ở các tiệc cưới của Hà Nội. Sân trường học cũng rợp bóng đào, ở đó có các em học sinh dân tộc người Mông... trong váy áo rực rỡ sắc màu.
Trong làn sương mù, gió bấc, bên cửa sổ của ngôi nhà có tường trình bằng đất, những gương mặt người Mông căng hồng vì giá rét vẫn không thiếu nụ cười. Họ cứ như là những cây đào, cây mận, cây lê… nhọc nhằn mọc lên từ núi đá, để rồi tỏa hương sắc làm nơi đây ngập tràn sức sống mỗi dịp xuân về.
Một số hình ảnh của chuyến đi
Hà An (TTTĐ)Ảnh: Lê Thắng