haiyen-autodaily
Chuyên gia
Ngày 13/9, Volkswagen khẳng định sẽ dừng sản xuất mẫu xe cỡ nhỏ vào năm sau, kết thúc sản phẩm bắt đầu được sản xuất số lượng lớn từ những năm 1940. Khi cả thế giới chuyển sang dùng nhiên liệu thay thế, hãng Đức cũng hướng tới tương lai về những mẫu ôtô điện thân thiện môi trường.
Mandy Turner - một phụ nữ Australia - nói rằng cô yêu chiếc xe của mình hơn cả những người bạn. "Con bọ" của Turner được sản xuất vào tháng 4/1965, vô-lăng bên phải.
"Con bọ" bản gốc được thiết kế và phát triển vào những năm 1930 và đến 1945 được sản xuất hàng loạt. Vào những năm 1960, Beetle là biểu tượng nhỏ nhắn, đẹp đẽ của thế hệ sinh ra sau Thế chiến II. Năm 1979, Volkswagen dừng bán tại Mỹ nhưng dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động để phục vụ thị trường Mexico và Mỹ Latin, theo Reuters.
Đến giữa những năm 1990, thời điểm Volkswagen muốn vực dậy doanh số ở Mỹ, giám đốc điều hành khi đó của hãng là Ferdinand Piech thôi thúc việc hồi sinh đồng thời hiện đại hóa thiết kế "con bọ" vốn do chính ông ngoại của ông, Ferdinand Porsche, thiết kế. Kết quả là một chiếc xe có hình dạng trăng khuyết với tên gọi mới "New Beetle" ra mắt năm 1998.
New Beetle từng là một cú thúc vào những năm đầu ra mắt, với doanh số hơn 80.000 xe chỉ riêng tại Mỹ vào năm 1999. Nhưng hiện doanh số của "con bọ" ở chính thị trường này giảm đáng kể bên cạnh nhiều mẫu xe con khác. Tính cộng dồn, Volkswagen bán được khoảng 500.000 xe trên toàn cầu từ 1998.
Doanh số của Beetle trong 8 tháng đầu 2018 tại Mỹ là 11.151 xe, giảm 2,2% so với cùng kỳ 2017. Khách hàng Mỹ có kế hoạch mua một chiếc Volkswagen cỡ nhỏ lại chuộng xe sedan như Jetta hoặc SUV cỡ nhỏ như Tiguan. Cả Jetta, Tiguan và Beetle dành cho thị trường Bắc Mỹ và những thị trường khác đều xuất xưởng từ nhà máy ở Mexico.
Hồi kết của Beetle đến vào thời điểm bước ngoặt của Volkswagen. Hãng Đức mất 3 năm vừa qua để giải quyết hậu quả từ scandal khí thải. Giờ đây, "người khổng lồ" này đang tập trung vào kế hoạch ra mắt một loạt mẫu xe điện nhằm thu hút một thế hệ khách hàng mới quan tâm tới môi trường, là con và cháu của những người mê Beetle vào những năm 1960.
Volkswagen Beetle Dune đang được bán chính hãng tại Việt Nam.
Trong thông cáo về hồi kết của Beetle, Hinrich Woebcken, người đứng đầu Volkswagen tại Mỹ, cho biết hãng xe Đức đã đặt bệ phóng cho chiến lược sản phẩm dùng động cơ điện, và họ không có kế hoạch thay thế Beetle sau khi "con bọ" dừng sản xuất. Đánh dấu cho chương cuối của mẫu xe huyền thoại là phiên bản Beetle Final Edition gồm cả bản coupe và mui trần. Phiên bản cuối cùng lấy cảm hứng từ Beetle Last Edition 2003 từng ra đời để đánh dấu kết thúc của Beetle thế hệ đầu tiên sản xuất tại Mexico.
“Con bọ” bắt đầu mầm sống vào mùa hè 1933, khi Adolf Hitler triệu tập kỹ sư Ferdinand Porsche (người sáng lập hãng Porsche về sau) đến khách sạn Kaiserhof tại Berlin (Đức). Hai người bàn về việc sản xuất một mẫu xe nhỏ, 4 chỗ, động cơ bền, làm mát bằng không khí và tiêu hao nhiên liệu nhỏ hơn 6 lít/100 km. Lý do mà nhà độc tài đưa ra là hầu hết các gia đình Đức thời đó không có gara.
Đến cuối những năm 1930, Porsche đưa ra bản thiết kế mang tên KdF-Wagen. Nhưng ông ghét cái tên này. Nickname "Beetle" xuất hiện trên tờ New York Times cùng năm. Hitler yêu cầu giá xe dưới 1.000 mark (vào khoảng 250 USD), một chi phí quá thấp. Mục tiêu chính của Hitler là dùng Beetle để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Đồng minh Mussolini đã làm cho những chiếc tàu hỏa Italy chạy đúng giờ còn Hitler thì muốn cho dân Đức nhà nhà có xe hơi.
Chiến tranh kết thúc, ngày 17/7/1946, Volkswagen đưa “con bọ” đầu tiên tới đại lý Gottfried Schultz, Essen, Đức. Đó là mẫu xe Beetle dân dụng đầu tiên bán cho quảng đại quần chúng và tròn 13 năm sau lời hứa của Hitler.
Vào những năm 1950, Beetle tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới nhờ thiết kế nhỏ gọn, thích hợp với điều kiện kinh tế sau chiến tranh. Từ một "con bài" của Hitler trở thành sản phẩm thân thuộc hàng ngày của người dân châu Âu với giá khoảng 1.200 USD vào lúc đó. Riêng 1958, VW bán ra 450.000 chiếc trên toàn thế giới.
Theo Mỹ Anh (Vnexpress)
"Con bọ" bản gốc được thiết kế và phát triển vào những năm 1930 và đến 1945 được sản xuất hàng loạt. Vào những năm 1960, Beetle là biểu tượng nhỏ nhắn, đẹp đẽ của thế hệ sinh ra sau Thế chiến II. Năm 1979, Volkswagen dừng bán tại Mỹ nhưng dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động để phục vụ thị trường Mexico và Mỹ Latin, theo Reuters.
Đến giữa những năm 1990, thời điểm Volkswagen muốn vực dậy doanh số ở Mỹ, giám đốc điều hành khi đó của hãng là Ferdinand Piech thôi thúc việc hồi sinh đồng thời hiện đại hóa thiết kế "con bọ" vốn do chính ông ngoại của ông, Ferdinand Porsche, thiết kế. Kết quả là một chiếc xe có hình dạng trăng khuyết với tên gọi mới "New Beetle" ra mắt năm 1998.
New Beetle từng là một cú thúc vào những năm đầu ra mắt, với doanh số hơn 80.000 xe chỉ riêng tại Mỹ vào năm 1999. Nhưng hiện doanh số của "con bọ" ở chính thị trường này giảm đáng kể bên cạnh nhiều mẫu xe con khác. Tính cộng dồn, Volkswagen bán được khoảng 500.000 xe trên toàn cầu từ 1998.
Doanh số của Beetle trong 8 tháng đầu 2018 tại Mỹ là 11.151 xe, giảm 2,2% so với cùng kỳ 2017. Khách hàng Mỹ có kế hoạch mua một chiếc Volkswagen cỡ nhỏ lại chuộng xe sedan như Jetta hoặc SUV cỡ nhỏ như Tiguan. Cả Jetta, Tiguan và Beetle dành cho thị trường Bắc Mỹ và những thị trường khác đều xuất xưởng từ nhà máy ở Mexico.
Hồi kết của Beetle đến vào thời điểm bước ngoặt của Volkswagen. Hãng Đức mất 3 năm vừa qua để giải quyết hậu quả từ scandal khí thải. Giờ đây, "người khổng lồ" này đang tập trung vào kế hoạch ra mắt một loạt mẫu xe điện nhằm thu hút một thế hệ khách hàng mới quan tâm tới môi trường, là con và cháu của những người mê Beetle vào những năm 1960.
Trong thông cáo về hồi kết của Beetle, Hinrich Woebcken, người đứng đầu Volkswagen tại Mỹ, cho biết hãng xe Đức đã đặt bệ phóng cho chiến lược sản phẩm dùng động cơ điện, và họ không có kế hoạch thay thế Beetle sau khi "con bọ" dừng sản xuất. Đánh dấu cho chương cuối của mẫu xe huyền thoại là phiên bản Beetle Final Edition gồm cả bản coupe và mui trần. Phiên bản cuối cùng lấy cảm hứng từ Beetle Last Edition 2003 từng ra đời để đánh dấu kết thúc của Beetle thế hệ đầu tiên sản xuất tại Mexico.
“Con bọ” bắt đầu mầm sống vào mùa hè 1933, khi Adolf Hitler triệu tập kỹ sư Ferdinand Porsche (người sáng lập hãng Porsche về sau) đến khách sạn Kaiserhof tại Berlin (Đức). Hai người bàn về việc sản xuất một mẫu xe nhỏ, 4 chỗ, động cơ bền, làm mát bằng không khí và tiêu hao nhiên liệu nhỏ hơn 6 lít/100 km. Lý do mà nhà độc tài đưa ra là hầu hết các gia đình Đức thời đó không có gara.
Đến cuối những năm 1930, Porsche đưa ra bản thiết kế mang tên KdF-Wagen. Nhưng ông ghét cái tên này. Nickname "Beetle" xuất hiện trên tờ New York Times cùng năm. Hitler yêu cầu giá xe dưới 1.000 mark (vào khoảng 250 USD), một chi phí quá thấp. Mục tiêu chính của Hitler là dùng Beetle để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Đồng minh Mussolini đã làm cho những chiếc tàu hỏa Italy chạy đúng giờ còn Hitler thì muốn cho dân Đức nhà nhà có xe hơi.
Chiến tranh kết thúc, ngày 17/7/1946, Volkswagen đưa “con bọ” đầu tiên tới đại lý Gottfried Schultz, Essen, Đức. Đó là mẫu xe Beetle dân dụng đầu tiên bán cho quảng đại quần chúng và tròn 13 năm sau lời hứa của Hitler.
Vào những năm 1950, Beetle tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới nhờ thiết kế nhỏ gọn, thích hợp với điều kiện kinh tế sau chiến tranh. Từ một "con bài" của Hitler trở thành sản phẩm thân thuộc hàng ngày của người dân châu Âu với giá khoảng 1.200 USD vào lúc đó. Riêng 1958, VW bán ra 450.000 chiếc trên toàn thế giới.
Theo Mỹ Anh (Vnexpress)