Chiếc xe McLaren F1 cuối cùng được sản xuất vào đâu đó giữa những năm từ 1992 đến 1998, trong tổng số 107 “chiến binh” đã từng xuất xưởng.
Phiên bản xe đi phố (có thể di chuyển một cách hợp pháp trên đường phố) đầu tiên “mang họ McLaren” cũng là chiếc xe đầu tiên trên thế giới được trang bị khung gầm carbon đi kèm động cơ BMW V12 627 mã lực, hộp số sàn 6 cấp và cấu trúc ghế lái được gắn vào giữa xe cho tới giờ vẫn là duy nhất.
McLaren F1 - siêu xe sở hữu khung gầm carbon siêu nhẹ đầu tiên trên thế giới[/i]
McLaren F1 có giá bán gần một triệu USD vào thời điểm ra mắt, mặc dù thiếu vắng đi tất cả các công nghệ hiện đại ngày nay như phanh tay điện tử, chống bó cứng phanh, hệ thống cân bằng điện tử, vô lăng trợ lực điện… Đổi lại, khách hàng nhận được một chiếc xe hơi chạy nhanh nhất trong lịch sử tồn tại của ngành ô tô (tính tới thời điểm đó) – 370 km/h mà không phải thỏa hiệp quá nhiều.
Hơn nữa, F1 còn tạo nên một bộ quy tắc để đánh giá siêu xe, đồng thời khẳng định vị thế của McLaren trong ngành sản xuất ô tô.
Vậy yếu tố nào đã biến McLaren F1, mẫu xe được sản xuất cách đây đúng 1/4 thế kỷ, trở thành một tượng đài bất hủ mà chưa có tên tuổi nào đủ sức đánh bật?
Một nhạc trưởng tài ba
McLaren F1 được ra đời khi hãng xe này đang ở trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực. Cho đến năm 1993, McLaren đã giành được tổng cộng 7 chức vô địch công thức 1 (F1) cùng vô số các chiến thắng từ Can-Am cho đến Indy 500.
Gordon Murray - "Cha đẻ" của McLaren F1[/i]
Thành công này tạo điều kiện để McLaren chiêu mộ được những cá nhân xuất sắc nhất trong ngành công nghiệp ô tô – trong đó có Gordon Murray, người từng giành được 2 chiếc cup F1 chỉ trong một thời gian ngắn ở Brabham – một công ty chuyên sản xuất xe đua có trụ sở tại Anh Quốc.
…biến một giấc mơ đã từng dang dở
Vào cuối thập niên 1960, người sáng lập công ty Bruce McLaren đã muốn xây dựng một mẫu xe đi phố, lấy cảm hứng từ các công nghệ trên xe đua. Tuy nhiên, giấc mơ ấy đã không thể sớm thành hiện thực sau vụ tai nạn thảm khốc dẫn đến cái chết của người đứng đầu đế chế xe đua hùng mạnh nhất thế giới vào năm 1970.
Sau quãng thời gian 18 năm thành công, đặc biệt với mùa giải vang dội năm 1988, McLaren thắng 15 trên tổng số 16 chặng đua trong cuộc thi công thức 1, Gordon Murray đã nghĩ đến câu chuyện về một chiếc xe đi phố.
Vị giám đốc kỹ thuật này cũng tin rằng công ty đã có bí quyết để tạo nên một chiếc xe đi phố và đã đến lúc để biến di sản đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Và ông đã thành công trong việc biến điều mình muốn thành sự thật theo một cách mà chưa ai từng làm, hay có thể làm trước đó.
….thành hiện thực
Không ai nghi ngờ vị trí dẫn đầu của McLaren trong ngành sản xuất xe đua. Nhưng cả Murray lẫn McLaren đều chưa từng xây dựng một chiếc xe đi phố. Tuy nhiên, vị giám đốc kỹ thuật lại được toàn quyền đưa ra quyết định, kể cả việc sử dụng vàng 24k mạ động cơ V-12 để tăng khả năng dẫn nhiệt.
Động cơ mạ vàng trên McLaren F1[/i]
Murray quyết định loại tăng áp dạng tua bin hay máy nén tăng áp ra khỏi cấu trúc F1 do quá phức tạp và nặng nề. Điều tương tự cũng xảy ra với túi khí, chống bó cứng phanh và vô lăng điện.
Bù lại, nó được trang bị công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và cũng là lần đầu tiên xuất hiện trên một chiếc xe hơi: khung gầm carbon nguyên khối. Công nghệ đời mới giúp cho chiếc xe vô cùng mạnh mẽ, ổn định ở tốc độ cao và cực kỳ nhẹ.
McLaren F1 đã trở thành chuẩn mực để đánh giá siêu xe.[/i]
Đặc biệt hơn, trong một giai đoạn mà hầu hết người dân trên thế giới đều chưa biết tới kết nối internet, Murray đã cho lắp đặt 1 modem 14.4k bên trong mỗi chiếc F1 cho phép McLaren thu thập thông tin và chẩn đoán từ xa bất cứ vấn đề nào mà chiếc xe đang gặp phải.
Ngoài ra, mối quan hệ nguội lạnh của McLaren với Honda đã đưa Murray đến với BMW Motorsport. Động cơ V12 6.1 mà BMW sản xuất dành riêng cho F1 có công suất 627 HP và không cần phải rã máy ngay cả khi đã chạy được một quãng đường lên tới 250.000 km.
Sức mạnh được chuyển đến các bánh xe thông qua một hộp số sàn 6 cấp tuần tự được phát triển bởi Weismann và độc quyền phân phối cho McLaren. Theo ý tưởng của Gordon, khi yên vị trên ghế lái, tài xế có thể tạo ra lực tác động lớn hơn. Chính vì vậy trên mẫu xe đua GTR, để lên số, lái xe sẽ phải đẩy cần số thay vì kéo cần giống như trên các mẫu xe khác sử dụng hộp số sàn.
Khoảnh khắc đăng quang
F1 đã tạo nên một cơn địa chấn vào thời điểm chiếc xe này ra mắt năm 1992 và nhanh chóng được tôn vinh là “phiên bản sản xuất chạy nhanh nhất trong lịch sử” với khả năng tăng tốc 0-100 km/h, 0-160 km/h và 0-320 km/h trong khoảng thời gian lần lượt là 3,2 giây, 6,3 giây và 28 giây. Vào năm 1998, McLaren F1 từng lập một kỷ lục thế giới khi đạt vận tốc “khủng khiếp” 397 km/h.
McLaren F1 GTR - chiếc xe từng làm "điên đảo" đường đua 24 Hours of LeMans vào năm 1995.[/i]
Tuy nhiên, bất chấp khả năng nội tại của chiếc xe cũng như truyền thống lâu đời của hãng McLaren, Murray không có ý định đưa F1 lên đường đua cho đến năm 1995 sau rất nhiều áp lực từ ban lãnh đạo.
Phiên bản đua F1 GTR được chỉnh sửa để có khối lượng nhỏ hơn và trọng tâm thấp hơn đã đạt được thành công rực rỡ chưa từng có. Với thành tích về nhất, ba, tư, năm và 13 trong các chặng đua của 24 Hours of LeMans, chiếc xe này đã chính thức ghi tên mình vào đền thờ của các huyền thoại trong lĩnh vực đua xe.
Một huyền thoại ghi danh
Đối với hàng triệu người người trên thế giới, McLaren F1 không chỉ đơn thuần là một chiếc xe mà là nó giống như một huyền thoại. Trong vòng 25 năm kể từ khi ra mắt, McLaren F1 đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá những chiếc siêu xe.
Thế giới phát triển hơn, cùng với đó là hàng loạt các mô hình hiệu suất cao ra đời, lung linh hơn, công nghệ tiên tiến hơn, đắt giá hơn và thậm chí chạy nhanh hơn. Nhưng không có chiếc xe nào trong số đó có thể đạt đến “cảnh giới” mà McLaren F1 đã tạo ra trong suốt một phần tư thế kỷ vừa rồi.
NgocDiep (forum.autodaily.vn)
Phiên bản xe đi phố (có thể di chuyển một cách hợp pháp trên đường phố) đầu tiên “mang họ McLaren” cũng là chiếc xe đầu tiên trên thế giới được trang bị khung gầm carbon đi kèm động cơ BMW V12 627 mã lực, hộp số sàn 6 cấp và cấu trúc ghế lái được gắn vào giữa xe cho tới giờ vẫn là duy nhất.
McLaren F1 có giá bán gần một triệu USD vào thời điểm ra mắt, mặc dù thiếu vắng đi tất cả các công nghệ hiện đại ngày nay như phanh tay điện tử, chống bó cứng phanh, hệ thống cân bằng điện tử, vô lăng trợ lực điện… Đổi lại, khách hàng nhận được một chiếc xe hơi chạy nhanh nhất trong lịch sử tồn tại của ngành ô tô (tính tới thời điểm đó) – 370 km/h mà không phải thỏa hiệp quá nhiều.
Hơn nữa, F1 còn tạo nên một bộ quy tắc để đánh giá siêu xe, đồng thời khẳng định vị thế của McLaren trong ngành sản xuất ô tô.
Vậy yếu tố nào đã biến McLaren F1, mẫu xe được sản xuất cách đây đúng 1/4 thế kỷ, trở thành một tượng đài bất hủ mà chưa có tên tuổi nào đủ sức đánh bật?
Một nhạc trưởng tài ba
McLaren F1 được ra đời khi hãng xe này đang ở trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực. Cho đến năm 1993, McLaren đã giành được tổng cộng 7 chức vô địch công thức 1 (F1) cùng vô số các chiến thắng từ Can-Am cho đến Indy 500.
Thành công này tạo điều kiện để McLaren chiêu mộ được những cá nhân xuất sắc nhất trong ngành công nghiệp ô tô – trong đó có Gordon Murray, người từng giành được 2 chiếc cup F1 chỉ trong một thời gian ngắn ở Brabham – một công ty chuyên sản xuất xe đua có trụ sở tại Anh Quốc.
…biến một giấc mơ đã từng dang dở
Vào cuối thập niên 1960, người sáng lập công ty Bruce McLaren đã muốn xây dựng một mẫu xe đi phố, lấy cảm hứng từ các công nghệ trên xe đua. Tuy nhiên, giấc mơ ấy đã không thể sớm thành hiện thực sau vụ tai nạn thảm khốc dẫn đến cái chết của người đứng đầu đế chế xe đua hùng mạnh nhất thế giới vào năm 1970.
Sau quãng thời gian 18 năm thành công, đặc biệt với mùa giải vang dội năm 1988, McLaren thắng 15 trên tổng số 16 chặng đua trong cuộc thi công thức 1, Gordon Murray đã nghĩ đến câu chuyện về một chiếc xe đi phố.
Vị giám đốc kỹ thuật này cũng tin rằng công ty đã có bí quyết để tạo nên một chiếc xe đi phố và đã đến lúc để biến di sản đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Và ông đã thành công trong việc biến điều mình muốn thành sự thật theo một cách mà chưa ai từng làm, hay có thể làm trước đó.
….thành hiện thực
Không ai nghi ngờ vị trí dẫn đầu của McLaren trong ngành sản xuất xe đua. Nhưng cả Murray lẫn McLaren đều chưa từng xây dựng một chiếc xe đi phố. Tuy nhiên, vị giám đốc kỹ thuật lại được toàn quyền đưa ra quyết định, kể cả việc sử dụng vàng 24k mạ động cơ V-12 để tăng khả năng dẫn nhiệt.
Murray quyết định loại tăng áp dạng tua bin hay máy nén tăng áp ra khỏi cấu trúc F1 do quá phức tạp và nặng nề. Điều tương tự cũng xảy ra với túi khí, chống bó cứng phanh và vô lăng điện.
Bù lại, nó được trang bị công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và cũng là lần đầu tiên xuất hiện trên một chiếc xe hơi: khung gầm carbon nguyên khối. Công nghệ đời mới giúp cho chiếc xe vô cùng mạnh mẽ, ổn định ở tốc độ cao và cực kỳ nhẹ.
Đặc biệt hơn, trong một giai đoạn mà hầu hết người dân trên thế giới đều chưa biết tới kết nối internet, Murray đã cho lắp đặt 1 modem 14.4k bên trong mỗi chiếc F1 cho phép McLaren thu thập thông tin và chẩn đoán từ xa bất cứ vấn đề nào mà chiếc xe đang gặp phải.
Ngoài ra, mối quan hệ nguội lạnh của McLaren với Honda đã đưa Murray đến với BMW Motorsport. Động cơ V12 6.1 mà BMW sản xuất dành riêng cho F1 có công suất 627 HP và không cần phải rã máy ngay cả khi đã chạy được một quãng đường lên tới 250.000 km.
Sức mạnh được chuyển đến các bánh xe thông qua một hộp số sàn 6 cấp tuần tự được phát triển bởi Weismann và độc quyền phân phối cho McLaren. Theo ý tưởng của Gordon, khi yên vị trên ghế lái, tài xế có thể tạo ra lực tác động lớn hơn. Chính vì vậy trên mẫu xe đua GTR, để lên số, lái xe sẽ phải đẩy cần số thay vì kéo cần giống như trên các mẫu xe khác sử dụng hộp số sàn.
Khoảnh khắc đăng quang
F1 đã tạo nên một cơn địa chấn vào thời điểm chiếc xe này ra mắt năm 1992 và nhanh chóng được tôn vinh là “phiên bản sản xuất chạy nhanh nhất trong lịch sử” với khả năng tăng tốc 0-100 km/h, 0-160 km/h và 0-320 km/h trong khoảng thời gian lần lượt là 3,2 giây, 6,3 giây và 28 giây. Vào năm 1998, McLaren F1 từng lập một kỷ lục thế giới khi đạt vận tốc “khủng khiếp” 397 km/h.
Tuy nhiên, bất chấp khả năng nội tại của chiếc xe cũng như truyền thống lâu đời của hãng McLaren, Murray không có ý định đưa F1 lên đường đua cho đến năm 1995 sau rất nhiều áp lực từ ban lãnh đạo.
Phiên bản đua F1 GTR được chỉnh sửa để có khối lượng nhỏ hơn và trọng tâm thấp hơn đã đạt được thành công rực rỡ chưa từng có. Với thành tích về nhất, ba, tư, năm và 13 trong các chặng đua của 24 Hours of LeMans, chiếc xe này đã chính thức ghi tên mình vào đền thờ của các huyền thoại trong lĩnh vực đua xe.
Một huyền thoại ghi danh
Đối với hàng triệu người người trên thế giới, McLaren F1 không chỉ đơn thuần là một chiếc xe mà là nó giống như một huyền thoại. Trong vòng 25 năm kể từ khi ra mắt, McLaren F1 đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá những chiếc siêu xe.
Thế giới phát triển hơn, cùng với đó là hàng loạt các mô hình hiệu suất cao ra đời, lung linh hơn, công nghệ tiên tiến hơn, đắt giá hơn và thậm chí chạy nhanh hơn. Nhưng không có chiếc xe nào trong số đó có thể đạt đến “cảnh giới” mà McLaren F1 đã tạo ra trong suốt một phần tư thế kỷ vừa rồi.
NgocDiep (forum.autodaily.vn)