lehung-autodaily
Administrator
Trong làng xe hơi thế giới hiện nay, Toyota – hãng xe hơi số 1 thế giới khá nổi tiếng với biệt danh “gã khổng lồ nhút nhát”. Nguyên nhân là hãng xe Nhật Bản tuy là đại gia đầu ngành nhưng vô cùng bảo thủ, sợ rủi ro và luôn chọn hướng đi an toàn trong những tình huống mà dư luận chờ đợi có một sự bứt phá của kẻ dẫn đầu.
>> Toyota RAV4 2013 và chuyện cổ tích
>> CALTY Design Reseach – “Chiếc nôi” thiết kế của Toyota
>> Tokuo Fukuichi: Thiết kế xe giống như chơi bóng đá
Một trường hợp điển hình, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến thương hiệu Camry vốn đã quá nổi tiếng của Toyota. Camry từng được coi là tượng đài của nước Nhật trong lòng nước Mỹ, tuy nhiên đến nay Camry đang dần trở nên mờ nhạt so với các đối thủ cùng phân khúc, không chỉ thua kém những thương hiệu phương tây về sự sáng tạo, Camry còn đánh mất danh hiệu “thông dụng, thực dụng” từng gắn bó hàng chục năm nay vào tay những đối thủ đồng hương như Nissan, Honda.
Để phản kháng lại nhận định có phần “chụp mũ” đó, Toyota một lần nữa khẳng định tính dấn thân của đại gia cỡ lớn với thế hệ đầu của RAV4 – mẫu SUV 5 cửa cỡ trung hướng trọng tâm vào phân khúc xe thể thao đa dụng giá bình dân. Tuy nhiên, có vẻ như nỗ lực của Toyota còn thiếu một chút gì đấy khó gọi tên.
Trong khi các thương hiệu cao cấp, đặc biệt là BMW X3 và Audi Q5 có sức cạnh tranh vượt trội về chất lượng, RAV4 của Toyota dường như còn quá nhiều việc phải làm để đánh dấu sự tồn tại của mình một cách ấn tượng trên thị trường vốn đang trở nên quá ngột ngạt và chật hẹp này. Về cơ bản, RAV4 có 2 ưu điểm thiết kế nổi bật, đó là không gian rộng và thiết kế thông dụng phù hợp với khách hàng tại tất cả các châu lục, dù vậy nó mắc phải một số vấn đề khá “nghiêm trọng” về thiết kế, cụ thể là:
1. Quá nhiều chi tiết chìm: Hiện nay, xu hướng chung của các mẫu SUV thể thao đa dụng là hạn chế các chi tiết chìm 2 sườn xe, ngoại trừ những trường hợp cá tính mạnh như Range Rover Evoque. Do đó ngoại thất của RAV 4 không phải ưu thế có khả năng thu hút khách hàng.
2 & 3. Phong cách SUV lỗi thời: Thoạt nhìn RAV4, phần đuôi xe nhô ra phía sau khá ngắn chắc hẳn khiến nhiều người có chút băn khoăn tự hỏi đây liệu có phải một mẫu hatchback. Theo đánh giá của giới chuyên môn, phong cách thiết kế của RAV 4 mặc dù giúp xe tăng không gian phía trong, nhưng nó quá “nhừ” cho những khách hàng ưa thích sự khỏe khoắn và trẻ trung của những mẫu SUV hiện đại.
4. Dáng xe: Trong phân khúc SUV cỡ nhỏ, sản phẩm có được tư thế, mối quan hệ bánh xe và thân xe tốt nhất chính là Kia Sportage. Đáng buồn thay, vóc dáng của RAV 4 lại không được như vậy. Khoảng trống giữa bánh xe và vòm bánh quá lớn làm mất cân đối. Phần cửa xe bị đẩy lùi về phía sau, ảnh minh hoạ mục 4 thể hiện bánh trước bị ăn sâu vào phần cabin chính. Và đó là điều đối lập với một giải pháp thiết kế cao cấp.
Ngoại thất phía trước
1. Một bộ mặt “hầm hố”: Mặc dù không được đánh giá là một đại diện tiêu biểu về ngoại hình hay phong cách, RAV4 mang đậm chất “hầm hố” – thứ mà Toyota vẫn luôn bị đánh giá là còn thiếu, nhờ việc bổ sung hệ thống trang trí kim loại tại mũi xe, nối từ đèn pha tới lưới tản nhiệt.
2. Cản trước: Phần nhựa đen nhô ra phần cản trước đem lại cảm giác RAV4 như một “gã trai” mang bộ hàm lưỡi cày. Xu hướng thiết kế này hiện đang khá phổ biến, có thể bắt gặp đại trà ở những mẫu xe phổ thông như Honda CR-V.
3. Đèn gầm hơi hướng cổ điển: Ấn tượng ban đầu về hệ thống đèn pha của RAV4 là quá khổ, đặt hơi thấp và khá “cổ kính”. Tất nhiên nó không xấu, nhưng chắc chắn nó không thể thu hút ánh nhìn bằng những mẫu xe cao cấp của Đức.
4, 5. Nhiều bề mặt thú vị: Trên thân xe có nhiều bề mặt được đánh giá là giải pháp thiết kế tốt.
6. Trụ D: là một trong những điểm thất vọng trong thiết kế với hình dáng phổ biến và giống với Ford Escape/Kuga.
Ngoại thất phía sau
1. Cửa hậu cải tiến: Một điểm mới nữa trong thiết kế RAV4 thế hệ mới là cửa hậu không mở ngang như trước, mà là kiểu cửa sập, mở lật lên nóc. Lốp dự phòng cũng không treo ngoài cửa hậu nữa, mà nằm gọn dưới sàn khoang hành lý.
2. Góc nhìn từ phía sau không đẹp: Phía sau không phải là góc độ đẹp của RAV4. Thêm nữa, hình dáng đèn đuôi của RAV4 khiến người ta dễ liên tưởng đến một số mẫu SUV “chiếu dưới” như Mitsubishi ASX. Xét về hiệu quả sử dụng, kiểu đèn đuôi dạng này gây cảm giác mở rộng quá xa sang 2 bên, làm mất khả năng tập trung ánh sáng tại khu trung tâm.
4. Camera đặt quá lộ: Camera phía sau của RAV4 được nhà sản xuất đặt một cách khá “thiên nhiên” tại khu vực rãnh phía sau mà không tính đến khả năng nó sẽ dễ dính bụi bẩn trong thời tiết xấu. Về điểm này Toyota cần học hỏi thêm Hyundai và Volkwagen khi họ sử dụng cửa sổ pop-out để giấu camera một cách khá khéo léo.
5. Phần 5 là thiết kế được đánh giá cao khi mang lại cho xe một diện mạo chắc chắn, đặc trưng của dòng xe SUV.
Nội thất
1, 2: Hệ thống điều khiển: khu vực trung tâm lái được quy vùng một cách hệ thống và bài bản, bao gồm cả hệ thống điều khiển trung tâm giải trí và IP chính, cho thấy nhà sản xuất có ý định hướng đặc biệt đến những khách hàng ưa thích tính giải trí. Khu vực trung tâm lái được tách biệt khá rõ với các phần khác trong không gian nội thất, giống như được chia đôi bởi một dải ngăn cách chính giữa. Tuy nhiên, cách bố cục này cũng có thể bị một số chuyên gia đánh giá rằng thiếu tính gắn kết.
3. Bảng đồng hồ thông tin nghèo nàn: thiết kế màn hình hiển thị tốc độ, vòng tua, mức xăng... với thông tin nghèo nàn như trên mẫu xe nhỏ Aygo...
4. Cửa gió điều hoà mong manh ... kiểu lỗ tròn mang đến tạo ra được không gian sang trọng hơn cho cabin xe.
5. Chiếc đồng hồ quen thuộc: Đôi khi người ta phải thừa nhận Toyota là một hãng xe rất tôn trọng truyền thống, đến mức “bảo thủ”. Bởi thực tế là hãng vẫn lựa chọn phương án sử dụng màn hình LCD cùng một mẫu đồng hồ hiển thị đã xuất hiện trong hầu hết các mẫu xe kể từ năm1985.
6. Bảng điều khiển trung tâm thông minh: thiết kế bảng điều khiển hệ thống điều hoà, audio,... được đánh giá cao khi mang lại sự tiện dụng, dễ dùng cho cả người lái và hành khách.
7. Phần công xôn: Vật liệu phủ lên công xôn trung tâm là loại giả vật liệu các bon, phần này bị đánh giá là sử dụng vật liệu lộn xộn và không tạo thiện cảm với người dùng.
Đánh giá
Về lý thuyết cũng như lịch sử, RAV của Toyota chính là thương hiệu đã khai sinh ra phân khúc SUV cỡ trung này. Tuy nhiên có lẽ những kẻ khác mới thực sự có công phát triển nó. Theo đánh giá chung của giới chuyên môn, RAV4 chỉ đơn thuần là tham gia vào một “biển” những mẫu SUV quá đa dạng, với không có quá nhiều nét độc đáo, riêng biệt. Sự yếu ớt về phong cách khiến khả năng cạnh tranh của RAV4 chủ yếu nằm ở yếu tố giá cả chứ không phải lợi thế về thiết kế.
Tóm lại, đối với Toyota, chất lượng vận hành và giá cả bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu, nhưng đã tới lúc người Nhật cần phải nhận thức rõ hơn về việc cần thiết phải trẻ hóa thiết kế để không bị người Hàn, người Đức qua mặt.
Một số thông tin thêm về RAV4 thế hệ mới
Lần đầu ra mắt công chúng: Triển lãm quốc tế Los Angeles, tháng 11/2012
Phân khúc: SUV cỡ trung
Chiều dài: 4.570mm
Chiều rộng: 1.845mm
Chiều cao: 1.660mm
Chiều dài cơ sở: 2.660mm
Phan Liên (TTTĐ/nguồn: cardesignnews)
>> Toyota RAV4 2013 và chuyện cổ tích
>> CALTY Design Reseach – “Chiếc nôi” thiết kế của Toyota
>> Tokuo Fukuichi: Thiết kế xe giống như chơi bóng đá
Một trường hợp điển hình, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến thương hiệu Camry vốn đã quá nổi tiếng của Toyota. Camry từng được coi là tượng đài của nước Nhật trong lòng nước Mỹ, tuy nhiên đến nay Camry đang dần trở nên mờ nhạt so với các đối thủ cùng phân khúc, không chỉ thua kém những thương hiệu phương tây về sự sáng tạo, Camry còn đánh mất danh hiệu “thông dụng, thực dụng” từng gắn bó hàng chục năm nay vào tay những đối thủ đồng hương như Nissan, Honda.
Để phản kháng lại nhận định có phần “chụp mũ” đó, Toyota một lần nữa khẳng định tính dấn thân của đại gia cỡ lớn với thế hệ đầu của RAV4 – mẫu SUV 5 cửa cỡ trung hướng trọng tâm vào phân khúc xe thể thao đa dụng giá bình dân. Tuy nhiên, có vẻ như nỗ lực của Toyota còn thiếu một chút gì đấy khó gọi tên.
Trong khi các thương hiệu cao cấp, đặc biệt là BMW X3 và Audi Q5 có sức cạnh tranh vượt trội về chất lượng, RAV4 của Toyota dường như còn quá nhiều việc phải làm để đánh dấu sự tồn tại của mình một cách ấn tượng trên thị trường vốn đang trở nên quá ngột ngạt và chật hẹp này. Về cơ bản, RAV4 có 2 ưu điểm thiết kế nổi bật, đó là không gian rộng và thiết kế thông dụng phù hợp với khách hàng tại tất cả các châu lục, dù vậy nó mắc phải một số vấn đề khá “nghiêm trọng” về thiết kế, cụ thể là:
1. Quá nhiều chi tiết chìm: Hiện nay, xu hướng chung của các mẫu SUV thể thao đa dụng là hạn chế các chi tiết chìm 2 sườn xe, ngoại trừ những trường hợp cá tính mạnh như Range Rover Evoque. Do đó ngoại thất của RAV 4 không phải ưu thế có khả năng thu hút khách hàng.
2 & 3. Phong cách SUV lỗi thời: Thoạt nhìn RAV4, phần đuôi xe nhô ra phía sau khá ngắn chắc hẳn khiến nhiều người có chút băn khoăn tự hỏi đây liệu có phải một mẫu hatchback. Theo đánh giá của giới chuyên môn, phong cách thiết kế của RAV 4 mặc dù giúp xe tăng không gian phía trong, nhưng nó quá “nhừ” cho những khách hàng ưa thích sự khỏe khoắn và trẻ trung của những mẫu SUV hiện đại.
4. Dáng xe: Trong phân khúc SUV cỡ nhỏ, sản phẩm có được tư thế, mối quan hệ bánh xe và thân xe tốt nhất chính là Kia Sportage. Đáng buồn thay, vóc dáng của RAV 4 lại không được như vậy. Khoảng trống giữa bánh xe và vòm bánh quá lớn làm mất cân đối. Phần cửa xe bị đẩy lùi về phía sau, ảnh minh hoạ mục 4 thể hiện bánh trước bị ăn sâu vào phần cabin chính. Và đó là điều đối lập với một giải pháp thiết kế cao cấp.
Ngoại thất phía trước
1. Một bộ mặt “hầm hố”: Mặc dù không được đánh giá là một đại diện tiêu biểu về ngoại hình hay phong cách, RAV4 mang đậm chất “hầm hố” – thứ mà Toyota vẫn luôn bị đánh giá là còn thiếu, nhờ việc bổ sung hệ thống trang trí kim loại tại mũi xe, nối từ đèn pha tới lưới tản nhiệt.
2. Cản trước: Phần nhựa đen nhô ra phần cản trước đem lại cảm giác RAV4 như một “gã trai” mang bộ hàm lưỡi cày. Xu hướng thiết kế này hiện đang khá phổ biến, có thể bắt gặp đại trà ở những mẫu xe phổ thông như Honda CR-V.
3. Đèn gầm hơi hướng cổ điển: Ấn tượng ban đầu về hệ thống đèn pha của RAV4 là quá khổ, đặt hơi thấp và khá “cổ kính”. Tất nhiên nó không xấu, nhưng chắc chắn nó không thể thu hút ánh nhìn bằng những mẫu xe cao cấp của Đức.
4, 5. Nhiều bề mặt thú vị: Trên thân xe có nhiều bề mặt được đánh giá là giải pháp thiết kế tốt.
6. Trụ D: là một trong những điểm thất vọng trong thiết kế với hình dáng phổ biến và giống với Ford Escape/Kuga.
Ngoại thất phía sau
1. Cửa hậu cải tiến: Một điểm mới nữa trong thiết kế RAV4 thế hệ mới là cửa hậu không mở ngang như trước, mà là kiểu cửa sập, mở lật lên nóc. Lốp dự phòng cũng không treo ngoài cửa hậu nữa, mà nằm gọn dưới sàn khoang hành lý.
2. Góc nhìn từ phía sau không đẹp: Phía sau không phải là góc độ đẹp của RAV4. Thêm nữa, hình dáng đèn đuôi của RAV4 khiến người ta dễ liên tưởng đến một số mẫu SUV “chiếu dưới” như Mitsubishi ASX. Xét về hiệu quả sử dụng, kiểu đèn đuôi dạng này gây cảm giác mở rộng quá xa sang 2 bên, làm mất khả năng tập trung ánh sáng tại khu trung tâm.
4. Camera đặt quá lộ: Camera phía sau của RAV4 được nhà sản xuất đặt một cách khá “thiên nhiên” tại khu vực rãnh phía sau mà không tính đến khả năng nó sẽ dễ dính bụi bẩn trong thời tiết xấu. Về điểm này Toyota cần học hỏi thêm Hyundai và Volkwagen khi họ sử dụng cửa sổ pop-out để giấu camera một cách khá khéo léo.
5. Phần 5 là thiết kế được đánh giá cao khi mang lại cho xe một diện mạo chắc chắn, đặc trưng của dòng xe SUV.
Nội thất
1, 2: Hệ thống điều khiển: khu vực trung tâm lái được quy vùng một cách hệ thống và bài bản, bao gồm cả hệ thống điều khiển trung tâm giải trí và IP chính, cho thấy nhà sản xuất có ý định hướng đặc biệt đến những khách hàng ưa thích tính giải trí. Khu vực trung tâm lái được tách biệt khá rõ với các phần khác trong không gian nội thất, giống như được chia đôi bởi một dải ngăn cách chính giữa. Tuy nhiên, cách bố cục này cũng có thể bị một số chuyên gia đánh giá rằng thiếu tính gắn kết.
3. Bảng đồng hồ thông tin nghèo nàn: thiết kế màn hình hiển thị tốc độ, vòng tua, mức xăng... với thông tin nghèo nàn như trên mẫu xe nhỏ Aygo...
4. Cửa gió điều hoà mong manh ... kiểu lỗ tròn mang đến tạo ra được không gian sang trọng hơn cho cabin xe.
5. Chiếc đồng hồ quen thuộc: Đôi khi người ta phải thừa nhận Toyota là một hãng xe rất tôn trọng truyền thống, đến mức “bảo thủ”. Bởi thực tế là hãng vẫn lựa chọn phương án sử dụng màn hình LCD cùng một mẫu đồng hồ hiển thị đã xuất hiện trong hầu hết các mẫu xe kể từ năm1985.
6. Bảng điều khiển trung tâm thông minh: thiết kế bảng điều khiển hệ thống điều hoà, audio,... được đánh giá cao khi mang lại sự tiện dụng, dễ dùng cho cả người lái và hành khách.
7. Phần công xôn: Vật liệu phủ lên công xôn trung tâm là loại giả vật liệu các bon, phần này bị đánh giá là sử dụng vật liệu lộn xộn và không tạo thiện cảm với người dùng.
Đánh giá
Về lý thuyết cũng như lịch sử, RAV của Toyota chính là thương hiệu đã khai sinh ra phân khúc SUV cỡ trung này. Tuy nhiên có lẽ những kẻ khác mới thực sự có công phát triển nó. Theo đánh giá chung của giới chuyên môn, RAV4 chỉ đơn thuần là tham gia vào một “biển” những mẫu SUV quá đa dạng, với không có quá nhiều nét độc đáo, riêng biệt. Sự yếu ớt về phong cách khiến khả năng cạnh tranh của RAV4 chủ yếu nằm ở yếu tố giá cả chứ không phải lợi thế về thiết kế.
Tóm lại, đối với Toyota, chất lượng vận hành và giá cả bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu, nhưng đã tới lúc người Nhật cần phải nhận thức rõ hơn về việc cần thiết phải trẻ hóa thiết kế để không bị người Hàn, người Đức qua mặt.
Một số thông tin thêm về RAV4 thế hệ mới
Lần đầu ra mắt công chúng: Triển lãm quốc tế Los Angeles, tháng 11/2012
Phân khúc: SUV cỡ trung
Chiều dài: 4.570mm
Chiều rộng: 1.845mm
Chiều cao: 1.660mm
Chiều dài cơ sở: 2.660mm
Phan Liên (TTTĐ/nguồn: cardesignnews)