lehung-autodaily
Administrator
Kharkov (Ukraine) là thành phố tổ chức Euro 2012, đây cũng là nơi đang tồn tại nghĩa địa xe tăng rất lớn sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.Chỉ còn vài ngày nữa, sân cỏ Châu Âu sẽ tưng bừng diễn ra những trận cầu nóng bỏng nhất, Euro 2012 tổ chức tại các thành phố hai quốc gia Đông Âu (Ba Lan và Ukraine).Thành phố Kharkov (Ukraine) là một trong những thành phố tổ chức các trận đầu tại Euro 2012. Ngoài là trung tâm văn hóa giáo dục của Ukraine, nơi đây còn nổi tiếng một sản phẩm khác – xe tăng.Khi Ukraine còn là nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết, Kharkov được chính quyền Liên Xô xây dựng nhiều nhà máy sản xuất xe tăng phục vụ cho Hồng quân đánh đuổi Đức Phát xít.Năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, Ukraine thành quốc gia độc lập. Họ thừa hưởng rất nhiều nhà máy sản xuất tại Kharkov và những sư đoàn tăng hùng hậu.Nhưng nền kinh tế của họ đã không đủ sức duy trì hoạt động của lực lượng đông đảo như vậy, hậu quả là hàng trăm xe tăng bị bỏ không và xưởng nhà máy cũng vậy. Thời gian trôi qua, không còn ai bảo vệ, không được quản lý, nơi đây dù không được công nhận nhưng nó đã trở thành nghĩa địa xe tăng.Autodaily xin giới thiệu một số hình ảnh về nghĩa địa xe tăng tại một nhà máy sửa chữa ở Kharkov (Ukraine):Nhà máy sửa chữa xe tăng Kharkov chuyên sửa chữa xe tăng T-64, T-80, T-72Trước khi Liên Xô sụp đổ, mỗi tháng nhà máy sửa chữa được 60 xe tăng và 55 động cơSau 1991, cũng như nhiều nước cộng hòa khác, Ukraine rơi vào khủng hoảng kinh tế, quân đội không đủ sức duy trì hoạt động nhiều phương tiện vũ khí mà Liên Xô để lại mà trong đócó xe tăngRất nhiều đơn vị xe tăng phải ngừng hoạt động, đồng nghĩa với việc nhà máy "không còn việc gìđể làm", nó đã lay lắt tồn tại trong nhiều năm trước khi thành bãi rác xe tăngƯớc tính, nơi đây đang có 450 chiếc xe tăngĐây từng là những chiếc xe tăng hiện đại hàng đầu lực lượng tăng thiết giáp Liên XôNhưng giờ nó chỉ là đống sắt vụn, rỉ sétVà cả nhà máy ở trong tình trạng đổ nátHàng trăm động cơ diesel xe tăng nằm ngoài sân nhà máy......và cả bên trong nhà xưởng, không ai quản lý, không bảo vệ.Những khối sắt, thép hiện diện ở mọi nơiĐây là đường ray tàu hỏa chuyển tăng cần sửa chữa đến nhà máy, trước 1991 nơi đây có lẽrất nhộn nhịp, nhưng giờ thì chỉ còn là hình ảnh hoang tànHồng Hà (theo TTTĐ)