thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Bấm còi inh ỏi
Một số tài xế cảm thấy cần phải khiển trách những lái xe phía trước không tuân theo tín hiệu giao thông bằng cách nhấn còi một cách thiếu kiên nhẫn, như khi đèn đã chuyển xanh mà các xe trước di chuyển quá chậm, hoặc có xe đậu vào phần đường ưu tiên rẽ phải khi đèn đỏ.
Trong nhiều trường hợp, đúng là những người tham gia giao thông khác hơi vô ý, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, bấm một hai tiếng còi là đủ.
Đừng tự khiến bản thân stress thêm khi cứ bấm còi inh ỏi đầy mất kiên nhẫn.
Lấn làn
Trên những con phố đông đúc và tắc nghẽn, thi thoảng bạn vẫn bắt gặp những chiếc ôtô không thèm nối đuôi một cách trật tự mà tách hẳn ra và đi vào làn ngược chiều. Số khác thì lấn vào làn chạy của xe máy.
Đây là kiểu lái xe đang bị ghét nhất hiện nay. Nó vừa cản trở luồng giao thông ngược chiều, vừa cho thấy ý thức cực kém của tài xế.
Không hạ pha
Không còn gì tệ hơn việc bị đèn pha chiếu thẳng vào mắt khi đi đường. Điều này có thể gây cho chúng ta tình trạng "mù tạm thời", rất nguy hiểm khi lái xe. Ấy vậy mà không ít lái xe ở Việt Nam vẫn có thói quen bật đèn pha (chiếu thẳng) thay vì bật cốt (chiếu thấp) khi đi đường.
Không những vậy, có những "kẻ" đáng ghét hơn nữa khi dùng đèn hậu là loại đèn siêu sáng, gây loá mắt cho người đi cùng chiều.
Bám đuôi quá sát
Chắc chắn sẽ không ai cảm thấy dễ chịu khi có một xe khác đi sau và bám đuôi quá sát. Không chỉ là cảm giác bị “theo dõi” mà quan trọng hơn là sự an toàn. Trong trường hợp xảy ra sự cố và xe trước bất ngờ dừng lại, phương tiện phía sau sẽ không kịp xử lý, dẫn đến va chạm không nên có.
Đi chậm lại còn nghênh ngang
Lái xe chậm và cẩn thận là tốt, nhưng kiểu lái xe chậm mà gây cản trở cho xe khác cũng dễ bị ghét. Nhiều tài xế cứ chạy khoảng 80km/h ở làn cho phép chạy tối đa 120km/h. Một là cùng chạy như mọi người, hai là chạy ở làn trong cùng.
Vấn đề là khi xe sau xin vượt lại không chuyển làn để nhường đường mà cứ “cố thủ” ở làn trái. Lái xe như vậy vừa tự gây nguy hiểm bằng cách khiến các xe khác chạy chậm lại, vừa có nguy cơ bị đâm vào đuôi. Nên nhớ, không nên chạy liên tục ở làn bên trái, hay làn ngoài cùng, bởi đó thường là làn chạy nhanh và để rẽ trái.
Không nhường người đi bộ
Chẳng người đi bộ nào thấy thích thú với việc nấn ná ở giữa đường gây cản trở giao thông. Hầu như tất cả đều cố gắng qua đường thật nhanh, hết mức có thể. Vì vậy, bạn đừng thiếu kiên nhẫn đến mức bấm còi inh ỏi để thúc giục họ rảo bước hoặc cố tìm cách lách qua. Hãy nhường đường và dành cho người đi bộ đủ thời gian và không gian cần thiết để sang đường.
anhduc_car (forum.autodaily.vn)
Một số tài xế cảm thấy cần phải khiển trách những lái xe phía trước không tuân theo tín hiệu giao thông bằng cách nhấn còi một cách thiếu kiên nhẫn, như khi đèn đã chuyển xanh mà các xe trước di chuyển quá chậm, hoặc có xe đậu vào phần đường ưu tiên rẽ phải khi đèn đỏ.
Trong nhiều trường hợp, đúng là những người tham gia giao thông khác hơi vô ý, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, bấm một hai tiếng còi là đủ.
Đừng tự khiến bản thân stress thêm khi cứ bấm còi inh ỏi đầy mất kiên nhẫn.
Lấn làn
Trên những con phố đông đúc và tắc nghẽn, thi thoảng bạn vẫn bắt gặp những chiếc ôtô không thèm nối đuôi một cách trật tự mà tách hẳn ra và đi vào làn ngược chiều. Số khác thì lấn vào làn chạy của xe máy.
Đây là kiểu lái xe đang bị ghét nhất hiện nay. Nó vừa cản trở luồng giao thông ngược chiều, vừa cho thấy ý thức cực kém của tài xế.
Không hạ pha
Không còn gì tệ hơn việc bị đèn pha chiếu thẳng vào mắt khi đi đường. Điều này có thể gây cho chúng ta tình trạng "mù tạm thời", rất nguy hiểm khi lái xe. Ấy vậy mà không ít lái xe ở Việt Nam vẫn có thói quen bật đèn pha (chiếu thẳng) thay vì bật cốt (chiếu thấp) khi đi đường.
Không những vậy, có những "kẻ" đáng ghét hơn nữa khi dùng đèn hậu là loại đèn siêu sáng, gây loá mắt cho người đi cùng chiều.
Bám đuôi quá sát
Chắc chắn sẽ không ai cảm thấy dễ chịu khi có một xe khác đi sau và bám đuôi quá sát. Không chỉ là cảm giác bị “theo dõi” mà quan trọng hơn là sự an toàn. Trong trường hợp xảy ra sự cố và xe trước bất ngờ dừng lại, phương tiện phía sau sẽ không kịp xử lý, dẫn đến va chạm không nên có.
Đi chậm lại còn nghênh ngang
Lái xe chậm và cẩn thận là tốt, nhưng kiểu lái xe chậm mà gây cản trở cho xe khác cũng dễ bị ghét. Nhiều tài xế cứ chạy khoảng 80km/h ở làn cho phép chạy tối đa 120km/h. Một là cùng chạy như mọi người, hai là chạy ở làn trong cùng.
Vấn đề là khi xe sau xin vượt lại không chuyển làn để nhường đường mà cứ “cố thủ” ở làn trái. Lái xe như vậy vừa tự gây nguy hiểm bằng cách khiến các xe khác chạy chậm lại, vừa có nguy cơ bị đâm vào đuôi. Nên nhớ, không nên chạy liên tục ở làn bên trái, hay làn ngoài cùng, bởi đó thường là làn chạy nhanh và để rẽ trái.
Không nhường người đi bộ
Chẳng người đi bộ nào thấy thích thú với việc nấn ná ở giữa đường gây cản trở giao thông. Hầu như tất cả đều cố gắng qua đường thật nhanh, hết mức có thể. Vì vậy, bạn đừng thiếu kiên nhẫn đến mức bấm còi inh ỏi để thúc giục họ rảo bước hoặc cố tìm cách lách qua. Hãy nhường đường và dành cho người đi bộ đủ thời gian và không gian cần thiết để sang đường.
anhduc_car (forum.autodaily.vn)