Sáng ở cố đô
Có rất nhiều cái thú vào buổi sáng ở đất cố đô. Người Việt ta đến Luông Pra Băng, ngoại trừ một số người trẻ ưa khám phá thích các hoạt động và trò chơi outdoor, còn lại hầu hết đến đây để cảm nhận sự nhẹ nhàng, yên bình và chậm rãi đến lạ ở nơi này.
Chúng tôi thuộc nhóm thứ 2, vì vốn đã chơi mấy trò cảm giác mạnh ở Vang Viêng nên hôm nay cảm nhận Luông theo cái cách mà nhiều người Việt cảm nhận. Ghé cố đô, dĩ nhiên là không nên bỏ qua việc đi thăm những ngôi chùa. Giống như các nước Phật giáo trong khu vực như Thái lan, Myanmar, Campuchia, thì ở Lào, Phật giáo cũng rất thịnh hành. Chùa có ở khắp nơi; chùa ven sông, chùa trong phố, chùa trên núi đâu đâu cũng có cả, có khi 2 chùa chỉ cách nhau 1 vài trăm mét. Nhịp sống nơi đây cũng nhuốm màu tôn giáo.
Một nghi lễ rất nổi tiếng hấp dẫn khách quốc tế là lễ khất thực (ăn xin) của các nhà sư vào lúc sáng sớm hàng ngày. Mấy anh bạn đã từng ở đây kể với chúng tôi, đó là một hình ảnh tuyệt đẹp về Phật giáo. Các nhà sư sẽ đi theo các đoàn dài một cách rất trật tự, trước ngực đeo một cái hũ hoặc cái bát lớn đi dọc theo các con phố. Người dân ở đây đã quen với nghi lễ này từ nhiều đời nên sáng sớm nào họ cũng đều đặn qùy trước cửa nhà đợi các nhà sư đi qua để chia cơm chay.
Lễ rước Phật diễn ra sớm và cũng kết thúc khá sớm[/i][/i]
Nghe thế, chúng tôi cũng hẹn giờ dậy từ khá sớm, chuẩn bị máy móc để ghi lại cho được hình ảnh đó. Nhưng vừa bước ra khỏi cửa khách sạn, có một thứ nghi lễ còn hấp dẫn hơn đã níu chúng tôi lại. Đó là Lễ thỉnh rước tượng Phật Pra Băng. Theo phong tục của người Lào, khi 4 ngày chính của Tết té nước vừa kết thúc, Hoàng cung sẽ chuẩn bị các lễ vật, thỉnh rước tượng Phật Prabang từ cung điện chính về chùa Xiêng - Thoong làm lễ tắm rửa bằng nước hoa Chăm - Pa. Đội rước Phật Prabang gồm 16 nam thanh niên khoẻ mạnh. Thời gian Phật Prabang ngự ở chùa Xiêng - Thoong là 3 ngày 3 đêm. Trong 3 ngày đó, người dân sẽ đến té nước tắm Phật và cầu may mắn. Một ông bạn già người Lào nói tiếng Việt “cực chuẩn” kể với chúng tôi: “Bunpimay là để người dân té nước nhau chúc nhau may mắn. Vừa hết Bunpimay sẽ là Lễ té nước Phật”.
Lễ rước Phật diễn ra sớm và cũng kết thúc khá sớm, chỉ khoảng chưa đến 9h sáng. Vì thế, chúng tôi vẫn còn thời gian để lên thăm núi Phousi. Du khách nước ngoài thường đọc luôn thành Phú Sĩ và rất dễ lộn với ngọn núi của Nhật Bản. Chúng tôi trả khoảng 20 ngàn Kip/người để lên núi. Cái cảm giác được khám phá và chinh phục ngọn núi vươn giữa lòng cố đô khiến những bước chân trở nên mạnh mẽ, vững chãi. 328 bậc thang là con đường duy nhất để lên tháp Chomsy ngự trên đỉnh núi. 328 bậc thang với biết bao hoài vọng cho những ký ức kinh kỳ xa xưa.
Đứng trên tháp Chomsy nhìn xuống, chúng tôi thấy một tấm thảm khổng lồ với gam chủ đạo màu hồng tươi. Xen từng nếp nhà, mái ngói là những rặng dừa xanh thẫm dễ làm ta liên tưởng đến mái tóc của các cô gái khi bước vào mùa Bun say đắm. Nhưng tạo hoá còn ưu ái cho Luangprabang nhiều hơn thế. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy rõ dòng Mê – Kông và dòng Nậm Khan, thấy cung điện của Vương quốc Lào thuở xa xưa, nay là Viện Bảo tàng Quốc gia Lào, và thấy cả Chùa Vàng Prabang - nơi cất giữ những điều linh thiêng dành cho đức Phật.
Đến Luông để “sống chậm”
Buổi trưa, chúng tôi đi dạo trong khu phố cổ với những ngõ, hẻm giao nhau kiểu bàn cờ, riêng trong đó thôi cũng đã có rất nhiều thứ thú vị để nhìn, những góc rất xinh, những khu vườn, hàng rào xanh mướt, những ngôi nhà gỗ xinh xinh… Nói chung quanh cảnh, kiến trúc, đường phố, con người nơi đây tạo nên một bức tranh rất yên bình và lãng mạn. Sau đó, cả nhóm ngồi ở một quán ăn ven sông Mê Kông dưới tán của các cây cổ thụ, tán gẫu và ngắm nhìn thuyền bè ngược xuôi 2 bờ sông.
Phố cổ Luông Pra Băng.[/i]
Ngồi một chỗ ngắm đã thích, nếu chèo lên thuyền rồi đi dọc sông Mê Kông thì còn thú hơn nữa. Ra bến thuyền, không có cảnh ồn ã hay chèo kéo khách. Một anh bạn người Lào mời chúng tôi bằng thứ tiếng Anh “bồi”. Anh ta đòi 500 ngàn Kip cho một chiếc thuyền chở 7 người với đầy đủ áo phao. Chúng tôi trả giá 450 ngàn, rồi xuống 400 ngàn anh ta đều gật đầu một cách vui vẻ. 6 ngày ở Lào mới thấy người Lào hiền hậu và dễ chấp nhận, nghĩa là “thế nào cũng được, tôi bằng lòng và rất vui vẻ”.
Khung cảnh yên bình trên dòng Mê Kông.[/i][/i]
Cũng chính vì cái cách nghĩ ấy nên ở Luông Pra Băng khó mà tìm thấy những dịch vụ xa xỉ, những nhà hàng khách sạn cao cấp hoặc những cách làm du lịch tiểu xảo do người Lào làm chủ. Và dường như có hay không có sự xuất hiện của du khách thì người dân Luông Pra Băng vẫn vẹn nguyên cách sống, làm việc lành hiền như ngàn đời nay vẫn thế.
Buổi chiều, chúng tôi lên thác Kuang Si. Nằm cách thành phố chừng gần 40km, thác này nổi tiếng chủ yếu vì màu xanh ngọc bích rất đẹp mắt của nước và những cái ao nhỏ nằm dọc theo đường chảy của thác. Các ao này thường là nơi cho các bạn Tây đu dây nhảy xuống tắm.
Thác Kuang Si nằm cách thành phố chừng 40km.[/i]
Khu này có vẻ được đầu tư xây dựng khá nhiều, người ta làm cả đường gỗ, làm bậc thang leo lên núi, ghế nghỉ khắp nơi. Chúng tôi thì không thích chỗ này lắm vì ngoài tính nhân tạo quá nhiều. Hôm nay là hết Tết nhưng ở đây vẫn quá đông đúc, trong đó khách địa phương chiếm phần lớn. Chúng tôi gặp một anh người Huế, bán cá mực khô ở trên gần thác chính. Anh kể, hôm nay vừa hết Tết, nhưng cũng giống như ngày mùng 4 Tết ở ta, dân Lào, ngoài việc đi chùa, sẽ đổ đi các điểm du lịch, thăm thú, nghĩ dưỡng. Đó là lí do vì sao hôm nay ở đây đông đến vậy.
Từng nhóm người Lào xách theo loa di động, trải nilông, ngồi ăn uống ngồn ngang khắp nơi. Tiếng nhạc, tiếng nói cười inh ỏi. Nhóm nào cũng để một két bia Lào bên cạnh, uống thỏa thích. Rác rưởi cũng “đông” như người Lào ở đây vậy. Không mấy ấn tượng với Kuang Si, và có lên thì mới thấy không hay ho như người ta kể, vì thế, chúng tôi lên xe trở lại Luông.
Thật may khi thời gian lên thác nước Kuang Si không bị phí phạm bởi trên con đường chúng tôi lái xe tới đây là một con đường rất đẹp với quang cảnh núi rừng và hàng cây xanh mướt mát ven đường.
Người ta thường nói đất nước Lào là trang sức của sông Mê Kông. Còn chúng tôi lại nghĩ cố đô đã góp phần làm cho đất nước xứ sở hoa Chăm - Pa trở nên tròn trịa, đầy đặn hơn với niềm tin gửi vào thế giới tây phương cực lạc. Trên độ cao khoảng 700 m, với địa hình thoai thoải, Luông Pra Băng luôn giữ được phong thái êm đềm và quyến rũ; lơ đãng và thi ca làm cho bất cứ ai khi đến đô thị cổ kính này đều như được đắm mình trong cái không gian huyễn hoặc của lòng mình.
Ngày mai chúng tôi rời cố đô, nhưng chắc hẳn sẽ còn nhớ nơi này lắm lắm.
Một số hình ảnh Ngày 6 hành trình Bắc Lào:
Autodaily
Có rất nhiều cái thú vào buổi sáng ở đất cố đô. Người Việt ta đến Luông Pra Băng, ngoại trừ một số người trẻ ưa khám phá thích các hoạt động và trò chơi outdoor, còn lại hầu hết đến đây để cảm nhận sự nhẹ nhàng, yên bình và chậm rãi đến lạ ở nơi này.
Chúng tôi thuộc nhóm thứ 2, vì vốn đã chơi mấy trò cảm giác mạnh ở Vang Viêng nên hôm nay cảm nhận Luông theo cái cách mà nhiều người Việt cảm nhận. Ghé cố đô, dĩ nhiên là không nên bỏ qua việc đi thăm những ngôi chùa. Giống như các nước Phật giáo trong khu vực như Thái lan, Myanmar, Campuchia, thì ở Lào, Phật giáo cũng rất thịnh hành. Chùa có ở khắp nơi; chùa ven sông, chùa trong phố, chùa trên núi đâu đâu cũng có cả, có khi 2 chùa chỉ cách nhau 1 vài trăm mét. Nhịp sống nơi đây cũng nhuốm màu tôn giáo.
Một nghi lễ rất nổi tiếng hấp dẫn khách quốc tế là lễ khất thực (ăn xin) của các nhà sư vào lúc sáng sớm hàng ngày. Mấy anh bạn đã từng ở đây kể với chúng tôi, đó là một hình ảnh tuyệt đẹp về Phật giáo. Các nhà sư sẽ đi theo các đoàn dài một cách rất trật tự, trước ngực đeo một cái hũ hoặc cái bát lớn đi dọc theo các con phố. Người dân ở đây đã quen với nghi lễ này từ nhiều đời nên sáng sớm nào họ cũng đều đặn qùy trước cửa nhà đợi các nhà sư đi qua để chia cơm chay.
Nghe thế, chúng tôi cũng hẹn giờ dậy từ khá sớm, chuẩn bị máy móc để ghi lại cho được hình ảnh đó. Nhưng vừa bước ra khỏi cửa khách sạn, có một thứ nghi lễ còn hấp dẫn hơn đã níu chúng tôi lại. Đó là Lễ thỉnh rước tượng Phật Pra Băng. Theo phong tục của người Lào, khi 4 ngày chính của Tết té nước vừa kết thúc, Hoàng cung sẽ chuẩn bị các lễ vật, thỉnh rước tượng Phật Prabang từ cung điện chính về chùa Xiêng - Thoong làm lễ tắm rửa bằng nước hoa Chăm - Pa. Đội rước Phật Prabang gồm 16 nam thanh niên khoẻ mạnh. Thời gian Phật Prabang ngự ở chùa Xiêng - Thoong là 3 ngày 3 đêm. Trong 3 ngày đó, người dân sẽ đến té nước tắm Phật và cầu may mắn. Một ông bạn già người Lào nói tiếng Việt “cực chuẩn” kể với chúng tôi: “Bunpimay là để người dân té nước nhau chúc nhau may mắn. Vừa hết Bunpimay sẽ là Lễ té nước Phật”.
Lễ rước Phật diễn ra sớm và cũng kết thúc khá sớm, chỉ khoảng chưa đến 9h sáng. Vì thế, chúng tôi vẫn còn thời gian để lên thăm núi Phousi. Du khách nước ngoài thường đọc luôn thành Phú Sĩ và rất dễ lộn với ngọn núi của Nhật Bản. Chúng tôi trả khoảng 20 ngàn Kip/người để lên núi. Cái cảm giác được khám phá và chinh phục ngọn núi vươn giữa lòng cố đô khiến những bước chân trở nên mạnh mẽ, vững chãi. 328 bậc thang là con đường duy nhất để lên tháp Chomsy ngự trên đỉnh núi. 328 bậc thang với biết bao hoài vọng cho những ký ức kinh kỳ xa xưa.
Đứng trên tháp Chomsy nhìn xuống, chúng tôi thấy một tấm thảm khổng lồ với gam chủ đạo màu hồng tươi. Xen từng nếp nhà, mái ngói là những rặng dừa xanh thẫm dễ làm ta liên tưởng đến mái tóc của các cô gái khi bước vào mùa Bun say đắm. Nhưng tạo hoá còn ưu ái cho Luangprabang nhiều hơn thế. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy rõ dòng Mê – Kông và dòng Nậm Khan, thấy cung điện của Vương quốc Lào thuở xa xưa, nay là Viện Bảo tàng Quốc gia Lào, và thấy cả Chùa Vàng Prabang - nơi cất giữ những điều linh thiêng dành cho đức Phật.
Đến Luông để “sống chậm”
Buổi trưa, chúng tôi đi dạo trong khu phố cổ với những ngõ, hẻm giao nhau kiểu bàn cờ, riêng trong đó thôi cũng đã có rất nhiều thứ thú vị để nhìn, những góc rất xinh, những khu vườn, hàng rào xanh mướt, những ngôi nhà gỗ xinh xinh… Nói chung quanh cảnh, kiến trúc, đường phố, con người nơi đây tạo nên một bức tranh rất yên bình và lãng mạn. Sau đó, cả nhóm ngồi ở một quán ăn ven sông Mê Kông dưới tán của các cây cổ thụ, tán gẫu và ngắm nhìn thuyền bè ngược xuôi 2 bờ sông.
Ngồi một chỗ ngắm đã thích, nếu chèo lên thuyền rồi đi dọc sông Mê Kông thì còn thú hơn nữa. Ra bến thuyền, không có cảnh ồn ã hay chèo kéo khách. Một anh bạn người Lào mời chúng tôi bằng thứ tiếng Anh “bồi”. Anh ta đòi 500 ngàn Kip cho một chiếc thuyền chở 7 người với đầy đủ áo phao. Chúng tôi trả giá 450 ngàn, rồi xuống 400 ngàn anh ta đều gật đầu một cách vui vẻ. 6 ngày ở Lào mới thấy người Lào hiền hậu và dễ chấp nhận, nghĩa là “thế nào cũng được, tôi bằng lòng và rất vui vẻ”.
Cũng chính vì cái cách nghĩ ấy nên ở Luông Pra Băng khó mà tìm thấy những dịch vụ xa xỉ, những nhà hàng khách sạn cao cấp hoặc những cách làm du lịch tiểu xảo do người Lào làm chủ. Và dường như có hay không có sự xuất hiện của du khách thì người dân Luông Pra Băng vẫn vẹn nguyên cách sống, làm việc lành hiền như ngàn đời nay vẫn thế.
Buổi chiều, chúng tôi lên thác Kuang Si. Nằm cách thành phố chừng gần 40km, thác này nổi tiếng chủ yếu vì màu xanh ngọc bích rất đẹp mắt của nước và những cái ao nhỏ nằm dọc theo đường chảy của thác. Các ao này thường là nơi cho các bạn Tây đu dây nhảy xuống tắm.
Khu này có vẻ được đầu tư xây dựng khá nhiều, người ta làm cả đường gỗ, làm bậc thang leo lên núi, ghế nghỉ khắp nơi. Chúng tôi thì không thích chỗ này lắm vì ngoài tính nhân tạo quá nhiều. Hôm nay là hết Tết nhưng ở đây vẫn quá đông đúc, trong đó khách địa phương chiếm phần lớn. Chúng tôi gặp một anh người Huế, bán cá mực khô ở trên gần thác chính. Anh kể, hôm nay vừa hết Tết, nhưng cũng giống như ngày mùng 4 Tết ở ta, dân Lào, ngoài việc đi chùa, sẽ đổ đi các điểm du lịch, thăm thú, nghĩ dưỡng. Đó là lí do vì sao hôm nay ở đây đông đến vậy.
Từng nhóm người Lào xách theo loa di động, trải nilông, ngồi ăn uống ngồn ngang khắp nơi. Tiếng nhạc, tiếng nói cười inh ỏi. Nhóm nào cũng để một két bia Lào bên cạnh, uống thỏa thích. Rác rưởi cũng “đông” như người Lào ở đây vậy. Không mấy ấn tượng với Kuang Si, và có lên thì mới thấy không hay ho như người ta kể, vì thế, chúng tôi lên xe trở lại Luông.
Thật may khi thời gian lên thác nước Kuang Si không bị phí phạm bởi trên con đường chúng tôi lái xe tới đây là một con đường rất đẹp với quang cảnh núi rừng và hàng cây xanh mướt mát ven đường.
Người ta thường nói đất nước Lào là trang sức của sông Mê Kông. Còn chúng tôi lại nghĩ cố đô đã góp phần làm cho đất nước xứ sở hoa Chăm - Pa trở nên tròn trịa, đầy đặn hơn với niềm tin gửi vào thế giới tây phương cực lạc. Trên độ cao khoảng 700 m, với địa hình thoai thoải, Luông Pra Băng luôn giữ được phong thái êm đềm và quyến rũ; lơ đãng và thi ca làm cho bất cứ ai khi đến đô thị cổ kính này đều như được đắm mình trong cái không gian huyễn hoặc của lòng mình.
Ngày mai chúng tôi rời cố đô, nhưng chắc hẳn sẽ còn nhớ nơi này lắm lắm.
Một số hình ảnh Ngày 6 hành trình Bắc Lào:
Autodaily