thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Vì sao cần bằng lái xe quốc tế?
Nếu bạn có ý định du học, du lịch hoặc công tác ngắn ngày ở nước ngoài, bên cạnh việc sử dụng các phương tiện công cộng hoặc taxi, bạn hoàn toàn có thể thuê xe ôtô tự lái. Đi lại bằng ôtô rất linh hoạt, phổ biến và cũng rất hứng thú khi đi picnic cuối tuần. Để làm được điều này, bạn cần bằng lái xe quốc tế.
Muốn lái xe ôtô tại nước ngoài trong các chuyến công tác hay du lịch bạn phải có GPLX quốc tế[/i]
Lý do đầu tiên nên có bằng lái quốc tế là bạn có thể lái xe xuyên quốc gia mà không sợ rắc rối với cảnh sát. Thứ hai, bằng lái xe quốc tế còn được chấp nhận như một thẻ căn cước thay cho hộ chiếu. Bạn có thể dễ dàng thuê khách sạn, làm thủ tục bằng tấm thẻ đa năng này.
Quan trọng hơn cả, bạn chỉ có thể thuê xe tự lái ở nước ngoài khi có bằng lái xe quốc tế. Nhiều người Việt khi đi du lịch ở các nước châu Á về đã chia sẻ, nếu không có bằng lái xe quốc tế, thậm chí khi có nhu cầu, bạn còn không thể thuê nổi một chiếc xe máy, chưa nói đến ôtô. Ở châu Âu, Mỹ luật còn chặt chẽ hơn.
Cuối cùng, việc làm bằng lái xe quốc tế rất thuận tiện. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký qua mạng và không cần thi thực hành. Hiện tại, ở Việt Nam có 2 loại giấy phép lái xe (GPLX) Quốc tế. Một loại do Cục Đường bộ cấp (bắt đầu từ ngày 3/11/2015), một loại do Hiệp hội ôtô Quốc tế tại Mỹ - IAA cấp (lấy GPLX qua đơn vị dịch vụ tại Việt Nam).
“Lấy” GPLX quốc tế từ Cục Đường bộ
Bắt đầu từ ngày 3/11/2015, một tin vui cho những người thường xuyên có nhu cầu lái xe ôtô trong các chuyến công tác hay du lịch nước ngoài là Tổng cục Đường bộ đã chính thức cấp GPLX quốc tế cho các công dân có nhu cầu sử dụng.
GPLX quốc tế do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp[/i]
Theo công ước Vienna có giá trị sử dụng ở 85 quốc gia, công dân Việt Nam được cấp GPLX quốc tế sẽ được lái xe ở các nước tham gia công ước Vienna mà không phải học, thi lấy GPLX của nước sở tại.
Theo ông Nguyễn Thắng Quân, Vụ trưởng Vụ phương tiện người lái Tổng cục Đường bộ Việt Nam: người Việt Nam hoặc nước ngoài (có thẻ thường trú tại Việt Nam) có nhu cầu chỉ cần làm đơn theo mẫu và mang giấy phép lái xe, hộ chiếu đến các điểm cấp đổi để làm thủ tục. Lệ phí là 135.000 đồng.
Hồ sơ xin cấp GPLX quốc tế bắt buộc phải có GPLX đang sử dụng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đơn đề nghị xin cấp GPLX quốc tế. Trong vòng 5 ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp cho người dân GPLX quốc tế theo yêu cầu.GPLX quốc tế được cấp cho công dân Việt Nam sẽ có giá trị sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna năm 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna).
Trong GPLX sẽ ghi rõ người có GPLX quốc tế được lái ôtô, môtô loại nào. GPLX quốc tế có thời hạn theo quy định chung của công ước từ 1 - 3 năm. Trên GLPX in 4 thứ tiếng cơ bản là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng của nước cấp GPLX đó.
Bằng lái xe quốc tế của IAA
Tính khả dụng của GPLX quốc tế do Cục Đường bộ cấp rõ ràng là không cần bàn cãi. Tuy nhiên, một số mặt hạn chế của loại GPLX này là nó chỉ có tác dụng ở 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna, đồng thời chỉ có thời hạn tối đa là 3 năm.
Nhiều công dân Việt muốn lái xe tại Mỹ, Canada, Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia hay Lào… vấp phải sự lúng túng vì những nước trên không nằm trong số các quốc gia tham gia Công ước Vienna. Do đó, họ buộc phải tìm “lối” khác bằng cách xin cấp GPLX quốc tế từ IAA (International Automobile Association – Hiệp hội lái xe quốc tế). Việc xin cấp giấy phép loại này hiện nay cũng rất đơn giản thông qua các công ty dịch vụ chuyên làm thủ tục xin cấp GPLX quốc tế từ IAA.
GPLX quốc tế từ IAA[/i]
Được biết, bằng lái xe quốc tế loại này là giấy phép được cấp bởi IAA cho phép người điều khiển xe ôtô lưu hành trên các lãnh thổ quốc gia khác nhau. Bằng lái xe quốc tế thực chất là bản dịch đa ngôn ngữ của bằng lái xe hiện tại ở Việt Nam. Vì vậy, đi kèm với bằng lái xe quốc tế này, khi lái xe tại nước ngoài, bạn vẫn phải xuất trình bằng lái xe gốc. Bằng lái xe quốc tế có thời hạn từ 3 đến 10 năm và có giá trị sử dụng trên 196 Quốc gia (nhiều hơn hẳn so với GPLX do Cục Đường bộ cấp cả về thời hạn và phạm vi lãnh thổ).
Anh An (Giám đốc Công ty Dịch vụ chuyên nghiệp An Khang) chia sẻ: “GPLX quốc tế do IAA cấp thực chất chỉ là một bản dịch. Nhưng bản dịch này lại có đầy đủ tính pháp lý bởi nó được Chính phủ tất cả các Quốc gia tham gia hiệp ước giao thông đường bộ ký và chấp nhận”. Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thông tin: “Bản thân người nước ngoài có bằng lái quốc tế (IAA - International Automobile Association) được sử dụng bằng lái đó theo đúng hạng xe mà không phải đổi sang bằng lái Việt Nam”. Như vậy là ở Việt Nam cũng chấp nhận tính khả dụng của loại GPLX này.
GPLX do IAA cấp là 1 cuốn sổ ghi danh sách các Quốc gia, được dịch ra 29 thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt và 1 thẻ Card[/i]
Hiện nay, tài xế Việt có thể tự mình đăng ký, lấy giấy phép và thanh toán phí qua trang web của Hiệp hội ôtô Quốc tế tại địa chỉ: http://idl-iaa.com/. Tuy nhiên, để thuận tiện và chính xác nhất, nhiều người đã tìm đến các công ty dịch vụ như Công ty An Khang của anh An. Thực chất, các công ty này sẽ đăng ký, nộp phí và làm thủ tục giúp khách hàng một cách nhanh nhất với khoản phí hợp lý.
Bạn đọc có thể tham khảo quy trình tại website: giaypheplaixe.com
GPLX do IAA cấp là 1 cuốn sổ ghi danh sách các Quốc gia, được dịch ra 29 thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt và 1 thẻ Card (bao gồm ảnh, tên tuổi và quốc tịch). Sau khi tự mình đăng ký hoặc qua công ty dịch vụ, người dùng hoàn toàn có thể tra cứu tính xác thực cũng như giá trị pháp lý của GPLX loại này trên trang web của IAA. Thời gian để bạn sở hữu GPLX quốc tế chứng nhận từ IAA nhanh nhất chỉ mất khoảng 4 ngày, muộn nhất là 15 ngày (tùy giá trị sử dụng của giấy phép và chi phí dịch vụ).
Anh Đức (trithucthoidai)
Nếu bạn có ý định du học, du lịch hoặc công tác ngắn ngày ở nước ngoài, bên cạnh việc sử dụng các phương tiện công cộng hoặc taxi, bạn hoàn toàn có thể thuê xe ôtô tự lái. Đi lại bằng ôtô rất linh hoạt, phổ biến và cũng rất hứng thú khi đi picnic cuối tuần. Để làm được điều này, bạn cần bằng lái xe quốc tế.
Lý do đầu tiên nên có bằng lái quốc tế là bạn có thể lái xe xuyên quốc gia mà không sợ rắc rối với cảnh sát. Thứ hai, bằng lái xe quốc tế còn được chấp nhận như một thẻ căn cước thay cho hộ chiếu. Bạn có thể dễ dàng thuê khách sạn, làm thủ tục bằng tấm thẻ đa năng này.
Quan trọng hơn cả, bạn chỉ có thể thuê xe tự lái ở nước ngoài khi có bằng lái xe quốc tế. Nhiều người Việt khi đi du lịch ở các nước châu Á về đã chia sẻ, nếu không có bằng lái xe quốc tế, thậm chí khi có nhu cầu, bạn còn không thể thuê nổi một chiếc xe máy, chưa nói đến ôtô. Ở châu Âu, Mỹ luật còn chặt chẽ hơn.
Cuối cùng, việc làm bằng lái xe quốc tế rất thuận tiện. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký qua mạng và không cần thi thực hành. Hiện tại, ở Việt Nam có 2 loại giấy phép lái xe (GPLX) Quốc tế. Một loại do Cục Đường bộ cấp (bắt đầu từ ngày 3/11/2015), một loại do Hiệp hội ôtô Quốc tế tại Mỹ - IAA cấp (lấy GPLX qua đơn vị dịch vụ tại Việt Nam).
“Lấy” GPLX quốc tế từ Cục Đường bộ
Bắt đầu từ ngày 3/11/2015, một tin vui cho những người thường xuyên có nhu cầu lái xe ôtô trong các chuyến công tác hay du lịch nước ngoài là Tổng cục Đường bộ đã chính thức cấp GPLX quốc tế cho các công dân có nhu cầu sử dụng.
Theo công ước Vienna có giá trị sử dụng ở 85 quốc gia, công dân Việt Nam được cấp GPLX quốc tế sẽ được lái xe ở các nước tham gia công ước Vienna mà không phải học, thi lấy GPLX của nước sở tại.
Theo ông Nguyễn Thắng Quân, Vụ trưởng Vụ phương tiện người lái Tổng cục Đường bộ Việt Nam: người Việt Nam hoặc nước ngoài (có thẻ thường trú tại Việt Nam) có nhu cầu chỉ cần làm đơn theo mẫu và mang giấy phép lái xe, hộ chiếu đến các điểm cấp đổi để làm thủ tục. Lệ phí là 135.000 đồng.
Hồ sơ xin cấp GPLX quốc tế bắt buộc phải có GPLX đang sử dụng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đơn đề nghị xin cấp GPLX quốc tế. Trong vòng 5 ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp cho người dân GPLX quốc tế theo yêu cầu.GPLX quốc tế được cấp cho công dân Việt Nam sẽ có giá trị sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna năm 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna).
Trong GPLX sẽ ghi rõ người có GPLX quốc tế được lái ôtô, môtô loại nào. GPLX quốc tế có thời hạn theo quy định chung của công ước từ 1 - 3 năm. Trên GLPX in 4 thứ tiếng cơ bản là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng của nước cấp GPLX đó.
Bằng lái xe quốc tế của IAA
Tính khả dụng của GPLX quốc tế do Cục Đường bộ cấp rõ ràng là không cần bàn cãi. Tuy nhiên, một số mặt hạn chế của loại GPLX này là nó chỉ có tác dụng ở 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna, đồng thời chỉ có thời hạn tối đa là 3 năm.
Nhiều công dân Việt muốn lái xe tại Mỹ, Canada, Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia hay Lào… vấp phải sự lúng túng vì những nước trên không nằm trong số các quốc gia tham gia Công ước Vienna. Do đó, họ buộc phải tìm “lối” khác bằng cách xin cấp GPLX quốc tế từ IAA (International Automobile Association – Hiệp hội lái xe quốc tế). Việc xin cấp giấy phép loại này hiện nay cũng rất đơn giản thông qua các công ty dịch vụ chuyên làm thủ tục xin cấp GPLX quốc tế từ IAA.
Được biết, bằng lái xe quốc tế loại này là giấy phép được cấp bởi IAA cho phép người điều khiển xe ôtô lưu hành trên các lãnh thổ quốc gia khác nhau. Bằng lái xe quốc tế thực chất là bản dịch đa ngôn ngữ của bằng lái xe hiện tại ở Việt Nam. Vì vậy, đi kèm với bằng lái xe quốc tế này, khi lái xe tại nước ngoài, bạn vẫn phải xuất trình bằng lái xe gốc. Bằng lái xe quốc tế có thời hạn từ 3 đến 10 năm và có giá trị sử dụng trên 196 Quốc gia (nhiều hơn hẳn so với GPLX do Cục Đường bộ cấp cả về thời hạn và phạm vi lãnh thổ).
Anh An (Giám đốc Công ty Dịch vụ chuyên nghiệp An Khang) chia sẻ: “GPLX quốc tế do IAA cấp thực chất chỉ là một bản dịch. Nhưng bản dịch này lại có đầy đủ tính pháp lý bởi nó được Chính phủ tất cả các Quốc gia tham gia hiệp ước giao thông đường bộ ký và chấp nhận”. Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thông tin: “Bản thân người nước ngoài có bằng lái quốc tế (IAA - International Automobile Association) được sử dụng bằng lái đó theo đúng hạng xe mà không phải đổi sang bằng lái Việt Nam”. Như vậy là ở Việt Nam cũng chấp nhận tính khả dụng của loại GPLX này.
Hiện nay, tài xế Việt có thể tự mình đăng ký, lấy giấy phép và thanh toán phí qua trang web của Hiệp hội ôtô Quốc tế tại địa chỉ: http://idl-iaa.com/. Tuy nhiên, để thuận tiện và chính xác nhất, nhiều người đã tìm đến các công ty dịch vụ như Công ty An Khang của anh An. Thực chất, các công ty này sẽ đăng ký, nộp phí và làm thủ tục giúp khách hàng một cách nhanh nhất với khoản phí hợp lý.
Bạn đọc có thể tham khảo quy trình tại website: giaypheplaixe.com
GPLX do IAA cấp là 1 cuốn sổ ghi danh sách các Quốc gia, được dịch ra 29 thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt và 1 thẻ Card (bao gồm ảnh, tên tuổi và quốc tịch). Sau khi tự mình đăng ký hoặc qua công ty dịch vụ, người dùng hoàn toàn có thể tra cứu tính xác thực cũng như giá trị pháp lý của GPLX loại này trên trang web của IAA. Thời gian để bạn sở hữu GPLX quốc tế chứng nhận từ IAA nhanh nhất chỉ mất khoảng 4 ngày, muộn nhất là 15 ngày (tùy giá trị sử dụng của giấy phép và chi phí dịch vụ).
Anh Đức (trithucthoidai)