Các nghiên cứu đã được đầu tư đáng kể để nâng cao các kỹ thuật trong việc sản xuất dòng xe bán tải – dòng xe có doanh số lớn nhất hiện nay tại Mỹ. Những công nghệ mới sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng vật liệu và gia tăng sử dụng các loại vật liệu có thể tái chế ở mức tối đa. Đây là một bước đi quan trọng trong kế hoạch “Xây dựng một Ford bền vững” mà tập đoàn này đang thực hiện.
Ford F-150 2015.[/i]
Thiết kế mới nhất về xe bán tải của Ford là chiếc F-150, đây là một chiếc xe bán tải hạng nhẹ sẽ được ra mắt vào năm 2015, sản phẩm này sẽ chủ yếu sử dụng vật liệu là nhôm. Các chi tiết chủ yếu được làm bằng nhôm, cùng với đó là thép cường độ cao được gia tăng đáng kể ở khung xe để gia tăng khả năng chịu tải. Tỷ lệ dung nhôm trong mẫu xe hiện tại là 23%, trong khi đó ở mẫu 2015 sẽ tăng lên 77%. Theo các kỹ sư của Ford cho biết các cải tiến này sẽ giúp giảm rất nhiều trọng lượng của xe, dự kiến mẫu xe mới sẽ giảm được khoảng 320 kg.
Một hệ quả quan trọng của việc giảm trọng lượng xe đó là sẽ giúp cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Lý do cũng rất đơn giản, năng lượng cần thiết để một khối lượng nhẹ di chuyển sẽ thấp hơn so với một khối lượng lớn. Thêm một yếu tố nữa liên quan đến vấn đề về thiết kế và kỹ thuật, đó là một chiếc xe có trọng lượng nhỏ hơn sẽ giúp giảm trọng lượng, kích thước của một số bộ phận phụ trợ như động cơ hay phanh.
Chiếc F-150 ngoài việc hướng đến tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng các chi tiết bằng nhôm và thép có cường độ cao thì nó còn có nhiều chi tiết khác để trở thành một chiếc xe xanh.
Ví dụ, F-150 sẽ là chiếc xe tải nhẹ đầu tiên được trang bị hệ thống đèn pha LED. So với đèn pha halogen, đèn pha LED tiết kiệm năng lượng hơn đến 63%. Thêm vào đó, phần chao đèn được thiết kế cực kỳ tỉ mỉ giúp tăng khả năng cũng như cường độ chiếu sáng. Về công nghệ, phần chao đèn được cấu tạo bởi 16 bề mặt quang học và có đến 80 góc cạnh để lan truyền ánh sáng đồng đều. Và kết quả của việc nâng cấp này đó là chỉ cần một đền LED cho mỗi đèn pha mà vẫn đầy đủ độ sáng. Chuyên gia ánh sáng của Ford, ông John Teodecki đã nói: “Chúng tôi đã làm rất nhiều thí nghiệm về độ bền của hệ thống đèn pha này. Từ việc tiếp xúc với nhiệt độ cao, ngâm trong nước mặn, bắn đá hay băng vào lớp bảo vệ nhưng không thể làm vỡ nó.”
Đèn pha có độ bền lớn, tức là nó rất hiếm trường hợp cần phải thay thế, có nghĩa là cần ít tài nguyên hơn trong việc sản xuất đèn pha. Ford đã hợp tác với OSRAM (osram.com) và Flex-N-Gate (flex-n-gate.com) để phát triển công nghệ làm đèn pha. Và còn nhiều chi tiết khác cũng chứng tỏ F-150 2015 là một chiếc xe rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đem nó gắn liền với sự phát triển của nền công nghiệp ôtô.
Cụ thể các yếu tố đó là:
• Công nghệ sản xuất sơn từ bột đậu nành. Còn bã đậu nành thì được sử dụng để sản xuất lưng ghế và đệm ghế.
• Khoảng 100 vỏ chai nước uống bằng nhựa đã qua sử dụng được dùng để nhồi trong vải bọc ghế.
• 10% hệ thống dây điện được sản xuất từ vỏ trấu.
• Các loại bông tái chế và jeans cũ được sử dụng làm vật liệu cách âm.
• Lốp xe tái chế và đậu nành được sử dụng trong vật liệu làm gương ngoài.
Không thể phủ nhận việc những chiếc F-series là dòng sản phẩm được bán chạy nhất tại thị trường Mỹ trong 37 năm hoạt động và giữ danh hiệu đó trong suốt 32 năm liên tiếp, để duy trì lợi nhuận thì việc đầu tư để sản phẩm thân thiện với môi trường là điều các nhà sản xuất cần làm. Nó cũng sẽ giúp nền công nghiệp sản xuất ôtô bền vững hơn.
Phan Liên (TTTĐ)
Thiết kế mới nhất về xe bán tải của Ford là chiếc F-150, đây là một chiếc xe bán tải hạng nhẹ sẽ được ra mắt vào năm 2015, sản phẩm này sẽ chủ yếu sử dụng vật liệu là nhôm. Các chi tiết chủ yếu được làm bằng nhôm, cùng với đó là thép cường độ cao được gia tăng đáng kể ở khung xe để gia tăng khả năng chịu tải. Tỷ lệ dung nhôm trong mẫu xe hiện tại là 23%, trong khi đó ở mẫu 2015 sẽ tăng lên 77%. Theo các kỹ sư của Ford cho biết các cải tiến này sẽ giúp giảm rất nhiều trọng lượng của xe, dự kiến mẫu xe mới sẽ giảm được khoảng 320 kg.
Một hệ quả quan trọng của việc giảm trọng lượng xe đó là sẽ giúp cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Lý do cũng rất đơn giản, năng lượng cần thiết để một khối lượng nhẹ di chuyển sẽ thấp hơn so với một khối lượng lớn. Thêm một yếu tố nữa liên quan đến vấn đề về thiết kế và kỹ thuật, đó là một chiếc xe có trọng lượng nhỏ hơn sẽ giúp giảm trọng lượng, kích thước của một số bộ phận phụ trợ như động cơ hay phanh.
Chiếc F-150 ngoài việc hướng đến tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng các chi tiết bằng nhôm và thép có cường độ cao thì nó còn có nhiều chi tiết khác để trở thành một chiếc xe xanh.
Ví dụ, F-150 sẽ là chiếc xe tải nhẹ đầu tiên được trang bị hệ thống đèn pha LED. So với đèn pha halogen, đèn pha LED tiết kiệm năng lượng hơn đến 63%. Thêm vào đó, phần chao đèn được thiết kế cực kỳ tỉ mỉ giúp tăng khả năng cũng như cường độ chiếu sáng. Về công nghệ, phần chao đèn được cấu tạo bởi 16 bề mặt quang học và có đến 80 góc cạnh để lan truyền ánh sáng đồng đều. Và kết quả của việc nâng cấp này đó là chỉ cần một đền LED cho mỗi đèn pha mà vẫn đầy đủ độ sáng. Chuyên gia ánh sáng của Ford, ông John Teodecki đã nói: “Chúng tôi đã làm rất nhiều thí nghiệm về độ bền của hệ thống đèn pha này. Từ việc tiếp xúc với nhiệt độ cao, ngâm trong nước mặn, bắn đá hay băng vào lớp bảo vệ nhưng không thể làm vỡ nó.”
Đèn pha có độ bền lớn, tức là nó rất hiếm trường hợp cần phải thay thế, có nghĩa là cần ít tài nguyên hơn trong việc sản xuất đèn pha. Ford đã hợp tác với OSRAM (osram.com) và Flex-N-Gate (flex-n-gate.com) để phát triển công nghệ làm đèn pha. Và còn nhiều chi tiết khác cũng chứng tỏ F-150 2015 là một chiếc xe rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đem nó gắn liền với sự phát triển của nền công nghiệp ôtô.
Cụ thể các yếu tố đó là:
• Công nghệ sản xuất sơn từ bột đậu nành. Còn bã đậu nành thì được sử dụng để sản xuất lưng ghế và đệm ghế.
• Khoảng 100 vỏ chai nước uống bằng nhựa đã qua sử dụng được dùng để nhồi trong vải bọc ghế.
• 10% hệ thống dây điện được sản xuất từ vỏ trấu.
• Các loại bông tái chế và jeans cũ được sử dụng làm vật liệu cách âm.
• Lốp xe tái chế và đậu nành được sử dụng trong vật liệu làm gương ngoài.
Không thể phủ nhận việc những chiếc F-series là dòng sản phẩm được bán chạy nhất tại thị trường Mỹ trong 37 năm hoạt động và giữ danh hiệu đó trong suốt 32 năm liên tiếp, để duy trì lợi nhuận thì việc đầu tư để sản phẩm thân thiện với môi trường là điều các nhà sản xuất cần làm. Nó cũng sẽ giúp nền công nghiệp sản xuất ôtô bền vững hơn.
Phan Liên (TTTĐ)