Tính toán nêu trên được Tổng giám đốc GM Vietnam - Gaurav Gupta chia sẻ tại sự kiện diễn ra đầu tuần này tại Hà Nội. Tương tự nhiều hãng xe khác, nhà sản xuất các dòng xe mang thương hiệu Chevrolet tại Việt Nam cho biết đang cân nhắc về thời hạn 2018, khi thuế nhập khẩu xe từ các nước ASEAN về 0%.
"Nếu điều đó xảy ra, vấn đề đặt ra sẽ là các nhà sản xuất nên tiếp tục duy trì nhà máy ở Việt Nam hay nhập khẩu từ nước ngoài về. Câu hỏi này thực ra đã có từ 6 năm nay", CEO này cho biết.
CEO Gaurav Gupta đã làm việc cho GM Vietnam từ năm 2011. Ảnh: T.B[/i]
Theo ông Gupta, hãng này sẽ cân nhắc vào nhiều yếu tố, trong đó có các giải pháp điều hành được cơ quan quản lý đưa ra. "Lúc đó, nếu thấy xe sản xuất trong nước có giá rẻ hơn là đưa xe từ bên ngoài, chúng tôi sẽ tiếp tục để nhà máy. Khả năng nhập khẩu sẽ cao hơn trong trường hợp ngược lại", ông nói. Riêng về GM, đại diện này cho biết hãng có nhiều kế hoạch khác nhau, song mục tiêu được chú trọng nhất là phục vụ người tiêu dùng.
GM hiện có nhiều nhà máy trong khu vực ASEAN. Với cơ sở sản xuất tại Việt Nam, hãng này không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, mà còn xuất xe sang châu Phi. Là thành viên duy nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe hơi Việt Nam (VAMA) có 100% vốn nước ngoài, so với những liên doanh, nhà sản xuất khác như Toyota hay Thaco, hãng có thị phần thấp hơn nhiều, dao động trong khoảng 2,7-4,4% trong những tháng gần đây.
Hồi đầu tháng 4, đại diện Toyota cũng từng lên tiếng về việc cân nhắc giữa sản xuất và làm thương mại đơn thuần khi thời hạn 2018 tới gần. Sự kiện này một lần nữa làm nóng dư luận xung quanh chính sách phát triển công nghiệp ôtô của Việt Nam. Toyota sau đó cũng đã có văn bản đề xuất nhiều loại thuế lên Chính phủ, như những điều kiện cần để duy trì sản xuất.
Trước đó, theo lộ trình trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã được Việt Nam ký, đến năm 2018, xe nhập khẩu từ các nước trong khu vực được hưởng thuế 0% khi vào Việt Nam. Đây là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, vốn trước nay mới dừng lại ở việc lắp ráp và cố gắng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
[*]Thế khó ôtô Việt, nhìn từ “điều kiện” của Toyota
[/list]
[*]Lùng bùng ”giấc mơ” ô tô
[/list]
Theo Anh Đức (VnExpress)
"Nếu điều đó xảy ra, vấn đề đặt ra sẽ là các nhà sản xuất nên tiếp tục duy trì nhà máy ở Việt Nam hay nhập khẩu từ nước ngoài về. Câu hỏi này thực ra đã có từ 6 năm nay", CEO này cho biết.
Theo ông Gupta, hãng này sẽ cân nhắc vào nhiều yếu tố, trong đó có các giải pháp điều hành được cơ quan quản lý đưa ra. "Lúc đó, nếu thấy xe sản xuất trong nước có giá rẻ hơn là đưa xe từ bên ngoài, chúng tôi sẽ tiếp tục để nhà máy. Khả năng nhập khẩu sẽ cao hơn trong trường hợp ngược lại", ông nói. Riêng về GM, đại diện này cho biết hãng có nhiều kế hoạch khác nhau, song mục tiêu được chú trọng nhất là phục vụ người tiêu dùng.
GM hiện có nhiều nhà máy trong khu vực ASEAN. Với cơ sở sản xuất tại Việt Nam, hãng này không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, mà còn xuất xe sang châu Phi. Là thành viên duy nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe hơi Việt Nam (VAMA) có 100% vốn nước ngoài, so với những liên doanh, nhà sản xuất khác như Toyota hay Thaco, hãng có thị phần thấp hơn nhiều, dao động trong khoảng 2,7-4,4% trong những tháng gần đây.
Hồi đầu tháng 4, đại diện Toyota cũng từng lên tiếng về việc cân nhắc giữa sản xuất và làm thương mại đơn thuần khi thời hạn 2018 tới gần. Sự kiện này một lần nữa làm nóng dư luận xung quanh chính sách phát triển công nghiệp ôtô của Việt Nam. Toyota sau đó cũng đã có văn bản đề xuất nhiều loại thuế lên Chính phủ, như những điều kiện cần để duy trì sản xuất.
Trước đó, theo lộ trình trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã được Việt Nam ký, đến năm 2018, xe nhập khẩu từ các nước trong khu vực được hưởng thuế 0% khi vào Việt Nam. Đây là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, vốn trước nay mới dừng lại ở việc lắp ráp và cố gắng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
[*]Thế khó ôtô Việt, nhìn từ “điều kiện” của Toyota
[/list]
[*]Lùng bùng ”giấc mơ” ô tô
[/list]
Theo Anh Đức (VnExpress)