baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Hiroki Tanaka – một trong những công nhân được chọn vào đội – đã phải trải qua một khóa học bắt buộc và vượt qua bài thi cấp chứng chỉ để có được một suất vào đội. Bài thi bao gồm ba phần: đánh giá về các kỹ năng cơ bản; bài kiểm tra viết về lịch sử của Toyota Century, cấu trúc phương tiện và các chủ đề liên quan. Cuối cùng là bài kiểm tra thực hành để thể hiện trình độ lắp ráp dòng xe sang trọng này.
“Bài thi viết khó hơn bài thực hành, với 200 câu hỏi, nhưng lần đầu tiên tôi đã vượt qua được bằng cách chăm chỉ đọc sách kể từ ngày còn là sinh viên”, Tanaka nói. “Tôi đã học được nhiều điều mới, từ lịch sử của Toyota và Century cho đến kỹ thuật sản xuất chất lượng cao độc đáo của ô tô. Đó là một trải nghiệm vô giá.”
Công nhân lắp ráp 35 tuổi này đã làm việc cho Toyota từ năm 2007. Tốt nghiệp Học viện Kỹ năng Kỹ thuật của hãng xe Nhật, anh cho biết anh rất vui mừng khi được bắt tay ngay vào làm việc trên dòng Land Cruiser vì đây là chiếc xe mơ ước của anh và sau khi nghỉ hưu, anh ấy sẽ mua một chiếc cho riêng mình.
Kinh nghiệm lắp ráp khung gầm Land Cruiser giúp anh ấy có nền tảng tốt hơn cho công việc hiện tại, đó là việc lắp ráp các bộ phận của hệ thống treo cho Century. Công việc của Hiroki Tanaka đặc biệt quan trọng, bởi vì bất kỳ sai sót nào cũng có thể được cảm nhận khi chiếc xe vận hành.
Độ chính xác luôn là điểm được chú ý trên những chiếc Toyota, nhưng với dòng xe Century sang trọng, đây lại là điều bắt buộc. Trong khi nhà sản xuất xe của Nhật cho phép sai lệch mô-men xoắn 20% so với thông số kỹ thuật trên các loại xe thông thường của họ, mẫu SUV hạng sang này chỉ cho phép sai lệch 5%.
Tanaka cho biết : “Trên bất kỳ dây chuyền lắp ráp nào ngoài Century, mỗi đai ốc hoặc bu lông đều được siết chặt chỉ với một lần duy nhất bằng dụng cụ chuyên dụng. Trước tiên, chúng tôi siết chặt gần đến thông số yêu cầu bằng thiết bị đơn giản. Cuối cùng, chúng tôi sử dụng cờ lê mô-men xoắn kỹ thuật số, có giá trị mô-men xoắn được tải lên máy tính, làm việc bằng tay để thu được giá trị cuối cùng.”
Người thợ này có thể phải dành tới một phút để siết chặt các bộ phận lớn hơn, dài hơn 12 lần so với thời gian mà công nhân phải mất 5 giây để siết chặt đai ốc và bu lông trên các phương tiện khác. Điều đó đồng nghĩa với việc Toyota chỉ sản xuất được ba chiếc Century mỗi ngày.
Trên dây chuyền lắp ráp Toyota Century, những công nhân được tuyển chọn cẩn thận này chia thành bốn bộ phận chuyên môn: Trim (chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận như bảng điều khiển và mui xe); Chassis (phụ trách lắp đặt động cơ, hệ thống treo và bộ pin PHEV); Final (Lắp ráp cuối cùng, xử lý ghế ngồi, cửa ra vào và cửa sổ và cuối cùng là Điều chỉnh, theo dõi các công đoạn cuối như bổ sung chất làm mát động cơ và hệ thống phanh.
Tiến Dũng (Forum.autodaily.vn)