Hầm mộ ôtô vừa được phát hiện nằm ở một khu mỏ cũ, thuộc một mỏ đá ở đâu đó miền trung nước Pháp. Nơi đây lưu trữ những chiếc xe có tuổi đời trên 80 năm, sản xuất từ thập niên 30 thế kỷ trước. Môi trường ẩm thấp của hầm mỏ đã biến kho tàng xe cổ trở thành đống phế liệu rỉ sét.
Những chiếc xe rỉ sét trong hầm mỏ.[/i]
Phần lớn những chiếc xe nằm trong hầm mộ mang thương hiệu Pháp, gồm Citroën, Renault và Peugeot. Tất cả được xếp ngay ngắn hàng lối trong đường hầm chật chội. Quan sát những chiếc xe, rất có thể chúng đã bị hư hại trước khi bị chôn vùi tại đây, hoặc chủ nhân đã tháo phụ tùng phục vụ sửa chữa.
Khi hầm mỏ được phát hiện, một vài chiếc xe lành lặn được kéo ra để bán đấu giá. Còn lại phần lớn những chiếc xe hư hỏng quá nặng, và sẽ mãi nằm tại nơi đây. Trong nhiều năm qua, người chủ sở hữu hầm mỏ cũng đưa thêm vào những “cái xác” mới, điển hình như chiếc Opel Kapitan 1960 màu sơn xanh dương.
Chiếc Opel Kapitan 1960 màu sơn xanh dương được đưa vào hầm mỏ sau này.[/i]
Vincent Michel - nhiếp ảnh gia người Bỉ, người đã thực hiện bộ ảnh về hầm mộ không biết chính xác lý do vì sao những chiếc xe này nằm tại đây, dẫn đến những lời suy đoán đầy ly kỳ ra đời. Người dân địa phương cho rằng, những chiếc xe được tập trung tại đây từ Thế chiến II. Người dân giấu chúng nhằm tránh bị phá hủy bởi Đức Quốc xã khi Pháp đầu hàng năm 1940.
Trang Roadandtrack đặt giả thiết, có thể môi trường ẩm thấp của hầm mỏ đã phá hủy những chiếc xe trong thời gian ngắn, khiến những người chủ sở hữu không đủ điều kiện để khôi phục do điều kiện kinh tế khó khăn sau chiến tranh. Hoặc cũng có thể, những người chủ đã mất trong chiến tranh hoặc đã được di dời, không còn cơ hội lấy lại chiếc xe của họ.
Trong khi đó, trên trang Flickr, chính nhiếp ảnh gia Vincent Michel đã viết, Tháng 6 năm 1940, Pháp buộc phải đầu hàng trước Đức Quốc xã. Sau đó, quân đội Đức ép buộc dân chúng phải giao nộp tất cả đồ dùng kim loại để chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh, trong đó bao gồm cả ôtô. Dân làng đã thống nhất sẽ giấu tất cả những chiếc xe tại khu hầm mỏ bỏ hoang.
Trong đêm đen, một đoàn xe rời khu làng, đi qua những con đường đá cũ trong rừng trước khi đến điểm tập kết. Chiến tranh kết thúc, những chiếc xe rơi vào quên lãng. Độ ẩm môi trường cao dưới hầm mỏ đã nhanh chóng biến chúng thành đống phế liệu. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia người Bỉ không quên ghi thêm ghi dòng chữ “Câu chuyện lịch sử hoàn toàn hư cấu”.
T.A (Trithucthoidai)
Phần lớn những chiếc xe nằm trong hầm mộ mang thương hiệu Pháp, gồm Citroën, Renault và Peugeot. Tất cả được xếp ngay ngắn hàng lối trong đường hầm chật chội. Quan sát những chiếc xe, rất có thể chúng đã bị hư hại trước khi bị chôn vùi tại đây, hoặc chủ nhân đã tháo phụ tùng phục vụ sửa chữa.
Khi hầm mỏ được phát hiện, một vài chiếc xe lành lặn được kéo ra để bán đấu giá. Còn lại phần lớn những chiếc xe hư hỏng quá nặng, và sẽ mãi nằm tại nơi đây. Trong nhiều năm qua, người chủ sở hữu hầm mỏ cũng đưa thêm vào những “cái xác” mới, điển hình như chiếc Opel Kapitan 1960 màu sơn xanh dương.
Vincent Michel - nhiếp ảnh gia người Bỉ, người đã thực hiện bộ ảnh về hầm mộ không biết chính xác lý do vì sao những chiếc xe này nằm tại đây, dẫn đến những lời suy đoán đầy ly kỳ ra đời. Người dân địa phương cho rằng, những chiếc xe được tập trung tại đây từ Thế chiến II. Người dân giấu chúng nhằm tránh bị phá hủy bởi Đức Quốc xã khi Pháp đầu hàng năm 1940.
Trang Roadandtrack đặt giả thiết, có thể môi trường ẩm thấp của hầm mỏ đã phá hủy những chiếc xe trong thời gian ngắn, khiến những người chủ sở hữu không đủ điều kiện để khôi phục do điều kiện kinh tế khó khăn sau chiến tranh. Hoặc cũng có thể, những người chủ đã mất trong chiến tranh hoặc đã được di dời, không còn cơ hội lấy lại chiếc xe của họ.
Trong khi đó, trên trang Flickr, chính nhiếp ảnh gia Vincent Michel đã viết, Tháng 6 năm 1940, Pháp buộc phải đầu hàng trước Đức Quốc xã. Sau đó, quân đội Đức ép buộc dân chúng phải giao nộp tất cả đồ dùng kim loại để chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh, trong đó bao gồm cả ôtô. Dân làng đã thống nhất sẽ giấu tất cả những chiếc xe tại khu hầm mỏ bỏ hoang.
Trong đêm đen, một đoàn xe rời khu làng, đi qua những con đường đá cũ trong rừng trước khi đến điểm tập kết. Chiến tranh kết thúc, những chiếc xe rơi vào quên lãng. Độ ẩm môi trường cao dưới hầm mỏ đã nhanh chóng biến chúng thành đống phế liệu. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia người Bỉ không quên ghi thêm ghi dòng chữ “Câu chuyện lịch sử hoàn toàn hư cấu”.
T.A (Trithucthoidai)