Bugatti Chiron có phải một phiên bản nhanh hơn của Veyron? Không. Chiron là một chiếc xe có nội thất sang trọng mà vẫn có thể chạy nhanh hơn nguyên mẫu LMP1 nhanh nhất trên đường đua Le Mans, với tốc độ "khủng khiếp" lên tới 420 km/h sinh ra từ khối động cơ W16 8.0L có công suất 1.479 mã lực và mô-men xoắn 1.600Nm. Những con số đủ nói lên số tiền 2,6 triệu USD chẳng lãng phí đến một xu.
Giá cao, nhưng 160 khách hàng vẫn sẵn sàng đặt trước, ngay cả khi thế giới biết chính xác Chiron hình thù như nào. Đừng lo cho họ, bởi theo khảo sát, trung bình khách hàng của Bugatti đã có 42 chiếc xe hơi trong gara.
Cựu Giám đốc Phát triển Kỹ thuật Willi Netuschil, người đã nghỉ hưu đúng vào thời điểm một tháng sau khi những chiếc Chiron đầu tiên đi vào sản xuất, nói: "Mục tiêu trọng tâm của chúng tôi là làm thế nào đạt được hiệu suất và tốc độ cao nhất. Để thực hiện, chúng tôi đã làm tất cả mọi thứ. Nếu không thể đạt được mong muốn bằng cách thức truyền thống, công nghệ thay thế sẽ là lựa chọn. Bước tiếp theo là quá trình chọn lọc và thử nghiệm cẩn thận, để mang lại sự hoàn hảo cho khách hàng. Họ coi Bugatti là món sưu tập hay một khoản đầu tư, chuyển từ thế hệ này đến thế hệ khác trong gia đình. Giá trị của chiếc xe chỉ tăng theo thời gian khi nó vẫn trong tình trạng hoạt động tốt. Đó là lý do vì sao, điều quan trọng là phát triển những công nghệ đi trước thời thời đại, có thể hoạt động cả trong tương lai."
Vậy những công nghệ đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu cách tạo ra một chiếc xe có thể chạy 420 km/h nhưng vẫn an toàn như Volkswagen Golf.
Khí động học
Bugatti Chiron đã trải qua hơn 300 giờ trong hầm gió của hãng mẹ Volkswagen. Quá trình đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu khí động học qua mô phỏng và tính toán. Các mô hình thử nghiệm trong hầm gió là tiên đề để cho ra đời phiên bản sản xuất cuối cùng. Việc thử nghiệm trong hầm gió giúp tối ưu hóa các vùng vô hình khi không khí đi qua và cả phần gầm xe.
Chiron là một chiếc xe, kèm theo một hệ thống truyền lực tạo ra gấp đôi năng lượng nhiệt và động lực. Để giảm lực cản, hốc gió trước, cánh gió trước và tất cả các cửa hút được thiết kế hướng không khí chảy xung quanh xe, giữ cho sự hỗn loạn không khí do bánh xe tạo ra ở mức tối thiểu. Cánh lướt gió sau tự điều chỉnh 4 vị trí, tùy thuộc vào chế độ lái và tốc độ của chiếc xe. Phần khung thích ứng cho phép điều chỉnh độ cao gầm khác nhau để tối đa hóa hiệu suất.
Ở chế độ EB (tiêu chuẩn), Chiron có hệ số cản gió 0,38. 0,40 ở chế độ Handling, 0,35 ở chế độ top Speed và 0,59 khi bộ phanh không khí hoạt động.
Thực tế ảo
Công nghệ mô phỏng lái xe của Dallara thường để phát triển xe đua.
Thực tế ảo bắt đầu được áp dụng với những bản phác thảo đầu tiên. Nhưng ở đâu đó giữa quá trình từ mô hình đất sét 1:1 đến khi ra đời hơn 30 chiếc phục vụ thử nghiệm thực tế, có cả việc mô phỏng lái xe bằng công nghệ của Dallara.
Các thông số của Chiron có thể thay đổi trên trong quá trình mô phỏng. Bugatti có thể thu thập được các dữ liệu về tiếng ồn, các lỗi trong quá trình hoạt động của một số hệ thống, hay một cái gì đó gặp vấn đề với một chiếc xe thật trên đường đua. Các mô phỏng tiếp theo là kiểm tra chiếc xe trên một thiết bị có tên là 'Rig'. Tất cả mọi mô phỏng đều để chứng minh một nguyên mẫu Chiron có thể hoạt động hoàn hảo ngoài thực tế.
Hệ thống truyền động
Hệ thống truyền động của Bugatti Chiron nặng khoảng 629 kg, riêng động cơ đã chiếm 439 kg dù rất nhiều bộ phận được làm bằng sợi carbon. Chiron có trục khuỷu nhẹ hơn và nhiều bộ phận làm từ titan nhiều hơn Veyron. Tuy nhiên, việc gia tăng sức mạnh lên 25% phần lớn lại chủ yếu nhớ vào bộ tăng áp lớn hơn, bộ tản nhiệt cải thiện và hệ thống phun nhiên liệu kép với 32 kim phun. Để nuôi động cơ tương đương 1.500 con ngựa, Chiron tiêu tốn hơn 60.000 lít không khí mỗi phút, tương ứng một người bình thường hít thở trong 5 ngày.
Hộp số 7 cấp ly hợp kép của Bugatti được thực hiện bởi Ricardo. Để có thể xử lý lượng mô-men xoắn "khủng khiếp" 1.600 Nm, họ đã phát triển một hộp số ngâm dầu đặc biệt, tăng độ cứng cho các bánh răng, và gắn chúng với một ly hợp lớn nhất và mạnh nhất từng được sử dụng trên một chiếc xe du lịch.
W16
Vẫn là động cơ W16, nhưng Bugatti đã phải thiết kế lại để mang chúng lên Chiron. Động cơ hiện tại sử dụng công nghệ tăng áp 2 giai đoạn. Trong đó gồm 4 bộ tăng áp. 2 tăng áp sẽ hoạt động ngay từ khi bắt đầu khởi động động cơ và 2 tăng áp còn lại được kích hoạt khi vòng tua đạt trên 3.800 v/ph. Điều đó có làm Chiron tiết kiệm nhiên liệu hơn không? Có thể.
Khối động cơ ngốn hết 100 lít xăng chỉ trong 9 phút với tốc độ tối đa 420 km/h.[/i]
Tuy nhiên, nếu Chiron đang chạy tốc độ cao nhất có thể 420 km/h ở chế độ Speed Top, thì bình xăng 100 lít (nếu bơm đầy) sẽ không còn đến một giọt trong 9 phút.
Quản lý nhiệt
Hãng xe Pháp thừa nhận rằng, vấn đề quan trọng nhất trong quá trình phát triển Chiron là tìm giải pháp cho việc quản lý nhiệt độ và làm mát.
Bugatti Chiron có 2 hệ thống làm mát riêng biệt. Một hệ thống duy trì nhiệt độ cao để làm mát động cơ, trong khi hệ thống thứ 2 duy trì nhiệt độ thấp để làm mát khí nạp. Hệ thống làm mát duy trì nhiệt độ cao có gồm một tản nhiệt chính và 2 tản nhiệt phụ, với 37 lít nước làm mát, được bơm tuần hoàn trong khoảng 3 giây. Hệ thống làm mát duy trì nhiệt độ thấp gồm một bộ tản nhiệt chứa 12 lít nước, ngăn cản khí nạp quá nóng khi di chuyển trong phố.
Bên cạnh đó, chiếc xe còn bao gồm 1 bộ làm mát cho dầu động cơ, dầu hộp số, dầu vi sai cầu sau, dầu thủy lực và 2 bộ trao đổi nhiệt khác giữa không khí và nước làm mát. Tổng cộng, Chiron có 10 bộ tản nhiệt khác nhau.
Khí nóng từ động cơ thải ra sẽ đi qua một hệ thống ống xả titan gồm 6 ống xả, với 4 ống xả đưa dòng khí ra phía sau và 2 ống xả hướng xuống. Hệ thống trang bị 4 bộ chuyển đổi khí thải phụ và 2 bộ chuyển đối khí thải xúc tác chính. Nếu trải rộng hết bề mặt từng lớp của 6 bộ chuyển đổi khí thải, chúng có tổng diện tích 230.266 m2, tương đương với 30 sân bóng tiêu chuẩn.
Phanh
Bugatti dùng phanh đĩa carbon gốm làm từ silicon carbide carbon (CSIC). Đĩa phanh phía trước và phía sau của Chiron lớn hơn 20mm và dày hơn 2mm so với Veyron. Cùm phanh được rèn từ nhôm và sau đó thiết kế không đối xứng để xử lý nhiệt độ. Cùm phanh 2 bánh trước trang bị mỗi cùm 8 piston titan, trong khi 2 bánh sau chỉ có 6 piston titan trên mỗi cùm phanh. Điều thú vị là đường kính của piston khác nhau trên mỗi cùm phanh để đảm bảo phân bổ áp lực lên bề mặt đĩa phanh hiệu quả.
Bugatti còn không biết khi di chuyển với tốc độ 420 km/h, Chiron cần bao nhiêu khoảng cách để về trạng thái đứng yên. Tất cả thứ họ biết chỉ là 300 km/h thì chiếc xe cần 275m để dừng lại.
Cao su
Michelin biết cách làm ra một chiếc lốp cho một máy bay Airbus A380. Bugatti thậm chí còn đòi hỏi cao hơn nữa. Nhiệm vụ của Michelin phải tìm cách chuyển mô-men xoắn 1.600 Nm xuống mặt đường, và dĩ nhiên phải an toàn. Bởi, trên 402 km/h, mỗi gram cao su phải chịu lực ly tâm lên đến 3.800G. Để đạt được mong muốn, Bugatti và Michelin đã phải thử nghiệm hơn 200 bộ lốp trong quá trình phát triển.
Hệ thống treo
Cách Bugatti Chiron thử hệ thống treo.
Bugatti Chiron dùng hệ thống treo xương đòn kép với giảm xóc điều khiển điện tử, có thể tăng hoặc giảm chiều cao của chiếc xe với 5 mức. Ở mức tiêu chuẩn, xe chỉ cao 1,21 mét.
Buồng lái
Buồng lái của Chiron theo dạng nguyên khối làm từ sợi carbon thường được áp dụng trên các mẫu xe đua. Đây là "chìa khóa" giúp khung gầm nhẹ và cứng hơn. Bugatti đã liên kết với Dallara, và cho ra thành phẩm chỉ trong 4 tuần. Với điều đó, Chiron có thể chịu độ cứng xoắn lên tới 50.000 Nm, và độ cứng uốn khoảng 0,25mm mỗi tấn.
Bugatti cho biết, nếu tất cả các sợi carbon để tạo ra một buồng lái nguyên khối khi nối lại họ sẽ có tổng chiều dài gấp 9 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng.
Nguyên vật liệu
Những gì không được làm bằng tian, magiê hoặc nhôm trên Chiron bắt buộc phải là sợi carbon, giúp tổng trọng lượng chỉ dừng lại ở mức 1.994 kg. Lần đầu tiên trong ngành công nghiệp bốn bánh, Chiron có phần sau cũng được làm từ sợi carbon, giảm 8kg trọng lượng.
Chế độ Speed Top
Bugatti Chiron có tổng cộng 5 chế độ khác nhau. Chế độ Lift được tạo ra để dễ dàng trong quá trình vận chuyển nhờ nâng độ cao của gầm xe. Chế độ Auto, Autobahn, Handling cho phép di chuyển ở tốc độ giới hạn 380 km/h. Để sang chế độ Speed Top, bạn cần thêm một chìa khoá khác có tên 'Speed Key' và tốc độ sẽ đạt con số 420 km/h.
Ở chế độ Speed Top, Bugatti Chiron không tắt kiểm soát khí hậu hay bất kỳ hệ thống nào khác. Nhưng, người lái chỉ nhìn thấy thông tin trên những màn hình có liên quan, dẫn đường và hệ thống giải trí sẽ mờ dần. Vô-lăng và giảm xóc được điều chỉnh ổn định tối đa. Chiều cao khung gầm và khí động học tối ưu. Tốc độ bạn có thể đạt là 420 km/h, hoặc nhiều hơn nữa nếu bạn là một tay lái thử của Bugatti. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, bạn chỉ có 9 phút để tận hưởng cảm giác đó. Có lẽ là ít hơn.
Nửa triệu kilomet
Bugatti đã thực hiện hơn 500.000 kilomet đường thử với các nguyên mẫu để đảm bảo 500 chiếc Chiron sản xuất chính thức xứng đáng với danh hiệu ông hoàng tốc độ. Trong quá trình thử nghiệm, họ còn đưa Chiron đến chạy thử ở Thung lũng Chết ở Mỹ trong 4,5 tuần với cái nóng lên tới 51,5 độ C, và cả nơi có thời tiết rất lạnh như phía bắc Thụy Điển.
Thế Anh (Trithucthoidai)
Giá cao, nhưng 160 khách hàng vẫn sẵn sàng đặt trước, ngay cả khi thế giới biết chính xác Chiron hình thù như nào. Đừng lo cho họ, bởi theo khảo sát, trung bình khách hàng của Bugatti đã có 42 chiếc xe hơi trong gara.
Cựu Giám đốc Phát triển Kỹ thuật Willi Netuschil, người đã nghỉ hưu đúng vào thời điểm một tháng sau khi những chiếc Chiron đầu tiên đi vào sản xuất, nói: "Mục tiêu trọng tâm của chúng tôi là làm thế nào đạt được hiệu suất và tốc độ cao nhất. Để thực hiện, chúng tôi đã làm tất cả mọi thứ. Nếu không thể đạt được mong muốn bằng cách thức truyền thống, công nghệ thay thế sẽ là lựa chọn. Bước tiếp theo là quá trình chọn lọc và thử nghiệm cẩn thận, để mang lại sự hoàn hảo cho khách hàng. Họ coi Bugatti là món sưu tập hay một khoản đầu tư, chuyển từ thế hệ này đến thế hệ khác trong gia đình. Giá trị của chiếc xe chỉ tăng theo thời gian khi nó vẫn trong tình trạng hoạt động tốt. Đó là lý do vì sao, điều quan trọng là phát triển những công nghệ đi trước thời thời đại, có thể hoạt động cả trong tương lai."
Vậy những công nghệ đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu cách tạo ra một chiếc xe có thể chạy 420 km/h nhưng vẫn an toàn như Volkswagen Golf.
Khí động học
Bugatti Chiron đã trải qua hơn 300 giờ trong hầm gió của hãng mẹ Volkswagen. Quá trình đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu khí động học qua mô phỏng và tính toán. Các mô hình thử nghiệm trong hầm gió là tiên đề để cho ra đời phiên bản sản xuất cuối cùng. Việc thử nghiệm trong hầm gió giúp tối ưu hóa các vùng vô hình khi không khí đi qua và cả phần gầm xe.
Chiron là một chiếc xe, kèm theo một hệ thống truyền lực tạo ra gấp đôi năng lượng nhiệt và động lực. Để giảm lực cản, hốc gió trước, cánh gió trước và tất cả các cửa hút được thiết kế hướng không khí chảy xung quanh xe, giữ cho sự hỗn loạn không khí do bánh xe tạo ra ở mức tối thiểu. Cánh lướt gió sau tự điều chỉnh 4 vị trí, tùy thuộc vào chế độ lái và tốc độ của chiếc xe. Phần khung thích ứng cho phép điều chỉnh độ cao gầm khác nhau để tối đa hóa hiệu suất.
Ở chế độ EB (tiêu chuẩn), Chiron có hệ số cản gió 0,38. 0,40 ở chế độ Handling, 0,35 ở chế độ top Speed và 0,59 khi bộ phanh không khí hoạt động.
Thực tế ảo
Thực tế ảo bắt đầu được áp dụng với những bản phác thảo đầu tiên. Nhưng ở đâu đó giữa quá trình từ mô hình đất sét 1:1 đến khi ra đời hơn 30 chiếc phục vụ thử nghiệm thực tế, có cả việc mô phỏng lái xe bằng công nghệ của Dallara.
Các thông số của Chiron có thể thay đổi trên trong quá trình mô phỏng. Bugatti có thể thu thập được các dữ liệu về tiếng ồn, các lỗi trong quá trình hoạt động của một số hệ thống, hay một cái gì đó gặp vấn đề với một chiếc xe thật trên đường đua. Các mô phỏng tiếp theo là kiểm tra chiếc xe trên một thiết bị có tên là 'Rig'. Tất cả mọi mô phỏng đều để chứng minh một nguyên mẫu Chiron có thể hoạt động hoàn hảo ngoài thực tế.
Hệ thống truyền động
Hệ thống truyền động của Bugatti Chiron nặng khoảng 629 kg, riêng động cơ đã chiếm 439 kg dù rất nhiều bộ phận được làm bằng sợi carbon. Chiron có trục khuỷu nhẹ hơn và nhiều bộ phận làm từ titan nhiều hơn Veyron. Tuy nhiên, việc gia tăng sức mạnh lên 25% phần lớn lại chủ yếu nhớ vào bộ tăng áp lớn hơn, bộ tản nhiệt cải thiện và hệ thống phun nhiên liệu kép với 32 kim phun. Để nuôi động cơ tương đương 1.500 con ngựa, Chiron tiêu tốn hơn 60.000 lít không khí mỗi phút, tương ứng một người bình thường hít thở trong 5 ngày.
Hộp số 7 cấp ly hợp kép của Bugatti được thực hiện bởi Ricardo. Để có thể xử lý lượng mô-men xoắn "khủng khiếp" 1.600 Nm, họ đã phát triển một hộp số ngâm dầu đặc biệt, tăng độ cứng cho các bánh răng, và gắn chúng với một ly hợp lớn nhất và mạnh nhất từng được sử dụng trên một chiếc xe du lịch.
W16
Vẫn là động cơ W16, nhưng Bugatti đã phải thiết kế lại để mang chúng lên Chiron. Động cơ hiện tại sử dụng công nghệ tăng áp 2 giai đoạn. Trong đó gồm 4 bộ tăng áp. 2 tăng áp sẽ hoạt động ngay từ khi bắt đầu khởi động động cơ và 2 tăng áp còn lại được kích hoạt khi vòng tua đạt trên 3.800 v/ph. Điều đó có làm Chiron tiết kiệm nhiên liệu hơn không? Có thể.
Tuy nhiên, nếu Chiron đang chạy tốc độ cao nhất có thể 420 km/h ở chế độ Speed Top, thì bình xăng 100 lít (nếu bơm đầy) sẽ không còn đến một giọt trong 9 phút.
Quản lý nhiệt
Hãng xe Pháp thừa nhận rằng, vấn đề quan trọng nhất trong quá trình phát triển Chiron là tìm giải pháp cho việc quản lý nhiệt độ và làm mát.
Bugatti Chiron có 2 hệ thống làm mát riêng biệt. Một hệ thống duy trì nhiệt độ cao để làm mát động cơ, trong khi hệ thống thứ 2 duy trì nhiệt độ thấp để làm mát khí nạp. Hệ thống làm mát duy trì nhiệt độ cao có gồm một tản nhiệt chính và 2 tản nhiệt phụ, với 37 lít nước làm mát, được bơm tuần hoàn trong khoảng 3 giây. Hệ thống làm mát duy trì nhiệt độ thấp gồm một bộ tản nhiệt chứa 12 lít nước, ngăn cản khí nạp quá nóng khi di chuyển trong phố.
Bên cạnh đó, chiếc xe còn bao gồm 1 bộ làm mát cho dầu động cơ, dầu hộp số, dầu vi sai cầu sau, dầu thủy lực và 2 bộ trao đổi nhiệt khác giữa không khí và nước làm mát. Tổng cộng, Chiron có 10 bộ tản nhiệt khác nhau.
Khí nóng từ động cơ thải ra sẽ đi qua một hệ thống ống xả titan gồm 6 ống xả, với 4 ống xả đưa dòng khí ra phía sau và 2 ống xả hướng xuống. Hệ thống trang bị 4 bộ chuyển đổi khí thải phụ và 2 bộ chuyển đối khí thải xúc tác chính. Nếu trải rộng hết bề mặt từng lớp của 6 bộ chuyển đổi khí thải, chúng có tổng diện tích 230.266 m2, tương đương với 30 sân bóng tiêu chuẩn.
Phanh
Bugatti dùng phanh đĩa carbon gốm làm từ silicon carbide carbon (CSIC). Đĩa phanh phía trước và phía sau của Chiron lớn hơn 20mm và dày hơn 2mm so với Veyron. Cùm phanh được rèn từ nhôm và sau đó thiết kế không đối xứng để xử lý nhiệt độ. Cùm phanh 2 bánh trước trang bị mỗi cùm 8 piston titan, trong khi 2 bánh sau chỉ có 6 piston titan trên mỗi cùm phanh. Điều thú vị là đường kính của piston khác nhau trên mỗi cùm phanh để đảm bảo phân bổ áp lực lên bề mặt đĩa phanh hiệu quả.
Bugatti còn không biết khi di chuyển với tốc độ 420 km/h, Chiron cần bao nhiêu khoảng cách để về trạng thái đứng yên. Tất cả thứ họ biết chỉ là 300 km/h thì chiếc xe cần 275m để dừng lại.
Cao su
Michelin biết cách làm ra một chiếc lốp cho một máy bay Airbus A380. Bugatti thậm chí còn đòi hỏi cao hơn nữa. Nhiệm vụ của Michelin phải tìm cách chuyển mô-men xoắn 1.600 Nm xuống mặt đường, và dĩ nhiên phải an toàn. Bởi, trên 402 km/h, mỗi gram cao su phải chịu lực ly tâm lên đến 3.800G. Để đạt được mong muốn, Bugatti và Michelin đã phải thử nghiệm hơn 200 bộ lốp trong quá trình phát triển.
Hệ thống treo
Cách Bugatti Chiron thử hệ thống treo.
Bugatti Chiron dùng hệ thống treo xương đòn kép với giảm xóc điều khiển điện tử, có thể tăng hoặc giảm chiều cao của chiếc xe với 5 mức. Ở mức tiêu chuẩn, xe chỉ cao 1,21 mét.
Buồng lái
Buồng lái của Chiron theo dạng nguyên khối làm từ sợi carbon thường được áp dụng trên các mẫu xe đua. Đây là "chìa khóa" giúp khung gầm nhẹ và cứng hơn. Bugatti đã liên kết với Dallara, và cho ra thành phẩm chỉ trong 4 tuần. Với điều đó, Chiron có thể chịu độ cứng xoắn lên tới 50.000 Nm, và độ cứng uốn khoảng 0,25mm mỗi tấn.
Bugatti cho biết, nếu tất cả các sợi carbon để tạo ra một buồng lái nguyên khối khi nối lại họ sẽ có tổng chiều dài gấp 9 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng.
Nguyên vật liệu
Những gì không được làm bằng tian, magiê hoặc nhôm trên Chiron bắt buộc phải là sợi carbon, giúp tổng trọng lượng chỉ dừng lại ở mức 1.994 kg. Lần đầu tiên trong ngành công nghiệp bốn bánh, Chiron có phần sau cũng được làm từ sợi carbon, giảm 8kg trọng lượng.
Chế độ Speed Top
Bugatti Chiron có tổng cộng 5 chế độ khác nhau. Chế độ Lift được tạo ra để dễ dàng trong quá trình vận chuyển nhờ nâng độ cao của gầm xe. Chế độ Auto, Autobahn, Handling cho phép di chuyển ở tốc độ giới hạn 380 km/h. Để sang chế độ Speed Top, bạn cần thêm một chìa khoá khác có tên 'Speed Key' và tốc độ sẽ đạt con số 420 km/h.
Ở chế độ Speed Top, Bugatti Chiron không tắt kiểm soát khí hậu hay bất kỳ hệ thống nào khác. Nhưng, người lái chỉ nhìn thấy thông tin trên những màn hình có liên quan, dẫn đường và hệ thống giải trí sẽ mờ dần. Vô-lăng và giảm xóc được điều chỉnh ổn định tối đa. Chiều cao khung gầm và khí động học tối ưu. Tốc độ bạn có thể đạt là 420 km/h, hoặc nhiều hơn nữa nếu bạn là một tay lái thử của Bugatti. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, bạn chỉ có 9 phút để tận hưởng cảm giác đó. Có lẽ là ít hơn.
Nửa triệu kilomet
Bugatti đã thực hiện hơn 500.000 kilomet đường thử với các nguyên mẫu để đảm bảo 500 chiếc Chiron sản xuất chính thức xứng đáng với danh hiệu ông hoàng tốc độ. Trong quá trình thử nghiệm, họ còn đưa Chiron đến chạy thử ở Thung lũng Chết ở Mỹ trong 4,5 tuần với cái nóng lên tới 51,5 độ C, và cả nơi có thời tiết rất lạnh như phía bắc Thụy Điển.
Thế Anh (Trithucthoidai)